Sự cho đi và nhận lại chính là điều cần thiết trong việc thiết lập các mối quan hệ có ý nghĩa trong bất kỳ khía cạnh nào của cuộc sống và đặc biệt là trong công việc.
Tự hỏi bản thân: Bạn là người cho hay người nhận? Hãy thành thật với chính mình!
Nếu bạn do dự trước khi đưa ra câu trả lời, có thể bạn đang bối rối vì việc mình không phải là người thích cho đi nói chung và ở nơi công sở nói riêng, người có thể cho đi mà không màng những gì nhận lại.
Trong môi trường công sở, có được sự yêu mến, tin tưởng từ cấp trên cũng như những đồng nghiệp xung quanh là điều rất quan trọng. Sự cho đi và nhận lại chính là điều cần thiết trong việc thiết lập các mối quan hệ có ý nghĩa trong bất kỳ khía cạnh nào của cuộc sống và đặc biệt là trong công việc.
Chúng ta thường tập trung vào việc phát triển bản thân và theo đuổi sở thích của riêng mình. Chúng ta tập trung vào những gì mình có thể “lấy” từ thế giới ngoài kia, một thói quen ảnh hưởng không ít tới các mối quan hệ của chúng ta.
Là một người cho đi có thể giúp bạn tạo nên sự thiện cảm, khiến người khác muốn tin tưởng. Những người gặp bạn sẽ cảm nhận được về con người bạn, họ sẽ nhớ cảm giác tích cực mà bạn mang lại cho họ. Kết quả là, bạn sẽ củng cố được các mối quan hệ và xây dựng lòng tin ở phía đối phương, điều cần thiết cho bất kỳ mối quan hệ hợp tác, làm việc nào nhằm hướng tới những mục tiêu lớn.
Dưới đây là phương pháp 3 bước đơn giản mà hiệu quả, giúp bạn dễ nhận được sự yêu mến, được mọi người tin tưởng, trọng dụng. Chắc chắn, những điều này sẽ góp ích cho thành công của bạn.
Trao nhau những món quà hàng ngày
Hãy cam kết với bản thân rằng mỗi ngày bạn đều sẽ gửi đến những người đồng nghiệp của mình ít nhất một món quà. Đó không nhất thiết phải là món quà vật chất như một thỏi son hay hộp quà bánh, có thể đơn giản là nụ cười khi gặp mặt, những câu hỏi han quan tâm, một lời khen ngợi hay rủ đi ăn trưa.
Bạn có thể dễ dàng khiến cho ai đó cảm thấy tốt hơn bằng cách nói với họ: “Xin chúc mừng” hoặc “Làm tốt lắm!”. Những cụm từ tưởng chừng đơn giản này sẽ rất hữu ích trong việc giúp bạn thu hút được sự chú ý. Hãy thử đặt mình trong hoàn cảnh đó, khi có một đồng nghiệp khác ghé vào phòng bạn, nhìn bạn với ánh mắt chân thành và nói: "Tớ chỉ muốn nói rằng cậu đã làm rất tốt!".
Biết ơn khi nhận được bất kỳ điều gì
Khi ai đó tặng bạn một món quà, người đó đang thể hiện sự quan tâm mà họ dành cho bạn. Nhận được sự tử tế này, bạn sẽ thấy như mình được truyền cảm hứng để làm điều đó trong tương lai hay dành tặng nhau những lời khen ngợi, động viên. Đó là lý do người ta nói rằng sự hào phóng sinh ra sự hào phóng.
Hãy làm những gì bạn có thể để giữ cho vòng lặp này luôn chảy mái không ngừng. Hãy luôn biết ơn với những gì mọi người và cuộc đời đã cho mình. Đừng từ chối niềm vui từ việc cho đi của ai đó. Đừng đóng lại vòng hào phóng kia. Đơn giản là một câu cảm ơn chứa đựng sự chân thành cũng đủ để đồng nghiệp của bạn cảm thấy vui vẻ vì được trân trọng.
Lặng lẽ chúc mọi người an lành
Bất cứ khi nào bạn gặp một ai đó mới, có thể là nhân viên thực tập hay khách hàng, hãy tự nói với bản thân: “Cầu chúc những điều tốt nhất đến với họ". Điều này sẽ giúp tâm trí bạn trở nên tích cực, giúp bạn nhìn thấy những điều tốt đẹp ở mọi người.
Khi bạn lặng lẽ nghĩ những điều tốt đẹp về mọi người, về cuộc sống, bạn có thể ngạc nhiên rằng những điều này sẽ bắt đầu xảy ra với chính mình. Bạn sẽ bắt đầu hành động theo những suy nghĩ tích cực của mình, bắt đầu giúp đỡ những người xung quanh và đồng nghiệp của mình.
Đổi lại, họ sẽ cảm thấy biết ơn bạn và giúp bạn đạt được mục tiêu và mong muốn của mình. Bạn sẽ học được nhiều điều thông qua việc trải nghiệm cho đi thực sự là một hạnh phúc.
(*) Bài viết là chia sẻ của Deepak Chopra và Kabir Sehgal. Chopra là tác giả của cuốn sách The Healing Self with Rudolph E. Tanzi, người sáng lập Quỹ Chopra , đồng sáng lập Jiyo và Trung tâm Chopra về Sức khỏe. Sehgal là tác giả cuốn sách bán chạy hàng đầu của New York Times. Ông là cựu phó chủ tịch của JPMorgan Chase, người từng đoạt nhiều giải Grammy và là cựu chiến binh Hải quân Hoa Kỳ.