Ở nơi làm việc, những thói quen tốt của bạn sẽ phản ánh hành vi, tính tự giác và bản thân ngày càng hoàn thiện, công việc ngày càng thành công.
Dưới đây là 30 thói quen tốt nơi công sở mà ai cũng nên học hỏi:
1. Khi bạn gửi bảng tính excel cho đối tác hay bất cứ ai, hãy chắc chắn rằng bản bạn gửi đã được căn chỉnh và sẵn sàng để in ra.
2. Khi làm việc phối hợp với người khác, tốt nhất nên đưa ra thời gian biểu sau khi trao đổi rõ ràng. Điều này sẽ giúp đối phương dễ dàng sắp xếp, kiểm soát mọi việc và cảm thấy bạn là người đáng tin cậy.
3. Hãy thay đổi những khiếu nại thành "Tôi có thể làm gì ...". Thái độ của người đối diện sẽ thay đổi theo hướng tích cực hơn.
Ví dụ: Thay vì phàn nàn về mức lương thấp, bạn hãy đổi thành: “Tôi có thể làm gì để được tăng lương?”. Cùng mục đích những cách nói này khiến cấp trên của bạn cảm giác tích cực hơn, thoải mái hơn và bạn dễ đạt được điều mình muốn hơn.
4. Sau khi làm thêm giờ và hoàn thành công việc quan trọng, nếu có thời gian tương đối rảnh rỗi, bạn có thể thư giãn nhưng đừng "buông xoã". Tốt nhất là bạn nên tổng kết lại việc đã làm hoặc thực hiện một số bước chuẩn bị cho công việc tiếp theo.
5. Luôn lập cho mình lịch trình làm việc, về những việc cần làm, cần đạt được hàng tháng, đặc biệt là những nhiệm vụ quan trọng và có kế hoạch chuẩn bị trước cho nó.
6. Hãy lưu lại địa chỉ một số địa điểm cần thiết như: Các cửa hàng bán quà tặng đối tác, nhà hàng thích hợp cho các cuộc họp mặt trên 10 người, nhà hàng địa phương với những món đặc sản để đón tiếp đối tác...
7. Thiết lập cho mình một chiếc bàn làm việc với những đặc điểm riêng có để bạn luôn cảm thấy vui vẻ khi ngồi xuống mỗi ngày.
8. Khi bạn có ý tưởng, hãy viết ngay ra giấy. Cảm hứng là thứ trôi qua rất nhanh.
9. Khi có việc cần ghi lại ngay, nếu không bạn sẽ thấp thỏm vì lo rằng mình sẽ quên.
10. Khi báo cáo công việc, hãy viết tên của các thành viên trong nhóm trên trang chủ và nhấn mạnh một cách có ý thức sự đóng góp của mọi người.
Kỷ luật tự giác tại nơi làm việc
1. Sau khi hoàn thành xuất sắc công việc, hãy tổ chức ăn mừng vì đây là thời điểm quan trọng để nâng cao tinh thần cho bản thân và cả nhóm của mình.
2. Không bày tỏ ý kiến của bạn về các sự kiện gây tranh cãi trong vòng kết nối bạn bè của bạn. Bạn sẽ không biết điều đó gây xung đột với giá trị của ai.
3. Chuẩn bị một kỹ năng độc đáo như một bài hát "tủ", một điệu nhảy sôi động hay vài câu đùa khuấy động không khí. Sẽ có lúc bạn cần đến những kỹ năng đó.
4. Mua một cuốn sách và bắt đầu đọc nó ngay trong ngày, nếu không nó có thể sẽ bị đóng bụi trên kệ.
5. Khi mua sách cần chọn lọc cẩn thận. Nhớ rằng, thời gian là tài sản quý giá nhất, đọc sách nội dung không hữu ích là phí hoài.
6. Phải quan tâm đến tinh thần của mình, đừng đè nén nó. Bạn có thể đi du lịch hay thậm chí là một trận say tới bến với bạn bè thân thiết.
7. Khi tâm trạng không vui, bạn có thể đi chợ. Những câu chuyện bạn gặp ngoài đó có thể mang đến sự ấm áp và dịu dàng.
8. Sau khi nói điều gì đó, bạn có thể thêm một câu: "Từ điều này, chúng ta có thể thấy...". Thói quen này sẽ rèn luyện khả năng tóm tắt và nhắc lại của bạn.
9. Khi đàm phán, đừng ném ra những "quân bài chiến lược" của bạn ngay từ đầu nếu không muốn bị đối phương hạ gục lập tức.
10. Hãy dành một ít thời gian mỗi tuần cho những sở thích nhỏ của bạn. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy mình sống mỗi ngày đều ý nghĩa.
Tự nâng cao năng lực bản thân tại nơi làm việc:
1. Khi xem các chương trình tạp kỹ và phim truyền hình dài tập, hãy đặt mình vào vị trí của người đó và nghĩ về cách xử lý/phản ứng nếu mình rơi vào cùng hoàn cảnh. Bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm sống hơn.
2. Không dùng lệnh để yêu cầu người khác, dùng sự đồng thuận để hướng câu chuyện.
Ví dụ: Khi bạn cần làm việc với cấp dưới, nhớ rằng mục tiêu của họ là thăng chức, tăng lương hoặc mối quan hệ tốt trong công việc. Khi để đối phương đạt được sự đồng thuận với mình, bạn sẽ kích thích được sự chủ động của họ.
3. Nhìn vào những người xuất sắc để thấy rằng những gì mình làm còn chưa đủ, cần nỗ lực hơn nữa.
4. Mỗi khi lãnh đạo phát biểu, bạn hãy chú ý đến quan điểm cốt lõi và cách diễn đạt của họ. Biết đâu một ngày nào đó, bạn sẽ đứng ở vị trí đó hoặc là người trợ lý, viết bài phát biểu cho những người quan trọng.
5. Đừng tin tưởng vào những lời đảm bảo của người khác bởi có thể điều đó được nói ra trong thời điểm cảm xúc đang hỗn loạn. Khi cảm xúc hay tình huống hay mối quan hệ thay đổi, sự đảm bảo này có thể sẽ không có cơ sở.
6. Đứng lên đi lại và lấy nước vừa giúp bạn tập thể dục nhẹ nhàng, vừa có thể thay đổi tâm trạng so với việc chỉ ngồi cả ngày ở một chỗ.
7. Đến nhà sách mỗi tháng một lần, bạn sẽ thấy rằng có rất nhiều người đang học tập chăm chỉ và điều đó thúc đẩy động lực của bạn hơn nữa.
8. Hàng tháng đi ăn cùng một người bạn làm việc trong lĩnh vực khác bạn. Trò chuyện với họ, bạn sẽ mở mang được nhiều điều.
9. Khi bạn không thể thoát khỏi khó khăn, hãy dành nhiều thời gian để xem xét nó. Những kinh nghiệm đó sẽ giúp ích cho bạn nhiều trong con đường sau này.
10. Dành thời gian tổng kết, xem lại chặng đường mình đã đi qua. Chỉ khi biết mình đã đi bao xa, chúng ta mới có thể tiến xa hơn.