"4 nên - 3 đừng" nhất định phải nhớ khi đồng nghiệp hỏi vay tiền

Nguyễn Hường - Ngày 22/08/2020 19:00 PM (GMT+7)

"Đứng khi cho vay tiền, quỳ khi đòi nợ" là điều không ít người lo lắng khi đứng trước đề nghị vay tiền của người khác. Trước khi đưa ra quyết định đồng ý hay không cho đồng nghiệp vay tiền, hãy nhớ "4 nên - 3 đừng" sau đây.

Mỗi chúng ta đều không tránh khỏi lúc rơi vào tình trạng khó khăn. Chắc hẳn bạn cũng từng nhận được lời đề nghị cho vay tiền của đồng nghiệp. Đó có thể là khoản vay "nóng" tới kỳ lấy lương hay khoản vay dài hạn cho căn chung cư mới tậu.

Đồng nghiệp là những người làm việc cùng, chúng ta vẫn gặp hàng ngày ở cơ quan và có các mối liên hệ nhất định. Từ chối thì sợ mang tiếng keo kiệt mà đồng ý cho vay thì không biết liệu bao giờ có thể nhận lại tiền.

"Đứng khi cho vay tiền, quỳ khi đòi nợ" là điều không ít người lo lắng khi đứng trước đề nghị vay tiền của người khác. Trước khi đưa ra quyết định đồng ý hay không cho đồng nghiệp vay tiền, hãy nhớ 3 nên - 4 không sau đây.

1. Nên hỏi lý do họ cần tiền

amp;#34;4 nên - 3 đừngamp;#34; nhất định phải nhớ khi đồng nghiệp hỏi vay tiền - 1

Sẽ không là nói quá khi cho rằng quyết định cho vay tiền chính là bạn đang đứng trước một "canh bạc". Đừng ngại hỏi đồng nghiệp lý do họ cần vay tiền bạn. Nếu anh ấy thực sự cần tiền, anh ấy sẽ không có vấn đề gì khi thảo luận về sự khó khăn này.

Thêm vào đó, đây còn là cơ hội để bạn đánh giá mức độ khẩn cấp về tình huống của đồng nghiệp. Việc bạn cho một người vay tiền để đóng viện phí cho người thân vừa vào cấp cứu khác hẳn so với việc cho một người vay tiền để mua một chiếc túi đang hot.

2. Đừng cho vay cá nhân dài hạn

Trước khi quyết định chuyển tiền cho đồng nghiệp hay đưa tiền mặt, hãy yêu cầu họ đồng ý trả lại bạn khoản tiền đó vào ngày lấy lương tới.

Lời khuyên để bạn không rơi vào những tình huống khó xử với đồng nghiệp chính là không nên cho vay kéo dài. Có nhiều lý do khiến đồng nghiệp có thể không thể hay trì hoãn việc trả nợ nếu bạn không đưa ra thời hạn chính xác.

3. Nên cân nhắc các lựa chọn trả nợ khác

Thực tế có thể xảy ra các trường hợp mà đồng nghiệp của bạn không thể trả kịp thời hạn khoản vay. Trong trường hợp này, bạn có thể linh động hơn, cân nhắc đến các lựa chọn khác để lấy lại khoản vay.

Ví dụ người đồng nghiệp đó vay bạn 1 triệu đồng và chỉ có 700 nghìn đồng để trả bạn đúng hạn. Cô ấy vốn là một người rất khéo tay, thường bán các sản phẩm handmade. Bạn có thể linh động chấp nhận đổi 300 nghìn cô ấy còn nợ để lấy một con hươu bằng len móc tay chẳng hạn.

4. Đừng để cấp trên liên quan đến

amp;#34;4 nên - 3 đừngamp;#34; nhất định phải nhớ khi đồng nghiệp hỏi vay tiền - 2

Nếu một đồng nghiệp vay tiền bạn, thỏa thuận này nên là chuyện hai người, giữa bạn và đồng nghiệp của bạn. Vì vậy, đừng để cấp trên liên quan đến chuyện này.

Có người sẽ nghĩ rằng nếu cấp trên biết chuyện, đồng nghiệp của bạn sẽ có ý thức hơn trong việc trả nợ. Tuy nhiên sự thật không phải vậy. Nếu đồng nghiệp của bạn có tính chây ì, muốn trì hoãn việc trả nợ, cấp trên của bạn cũng không thể khiển trách anh ấy. Thêm vào đó, việc để cấp trên biết chuyện riêng của đồng nghiệp là điều thực sự không chuyên nghiệp.

5. Nên nhớ đến cách hành xử trước đây của đồng nghiệp đó

Đồng nghiệp của bạn có thể sẽ khiến bạn rơi nước mắt về một câu chuyện vô cùng lâm ly bi đát mà họ đang phải trải qua, khiến bạn muốn đưa ra quyết định ngay lập tức. Tuy nhiên đừng cho vay dựa trên cảm xúc nếu không muốn tự đưa mình vào thế khó.

Hãy tự hỏi bản thân xem, người đồng nghiệp này của bạn đã từng vay tiền những người khác trong văn phòng chưa? Họ có trả đúng hạn không, tần suất thế nào? Bạn có thể tham khảo những người từng cho anh ấy/cô ấy vay tiền để được nghe lời khuyên.

6. Đừng cho vay khoản tiền có thể khiến bạn rơi vào bấp bênh

Ngay cả với một hợp đồng bằng văn bản, cũng khó có gì có thể đảm bảo rằng đồng nghiệp của bạn sẽ trả lại số tiền cho bạn. Hãy nghĩ đến điều này trước khi đưa ra quyết định. Thận trọng không bao giờ là thừa.

Đặc biệt với các đề nghị cho vay khoản tiền lớn, hãy nhớ chỉ cho vay những gì nằm trong khả năng của bạn. Nếu bạn cho vay tất cả số tiền chuẩn bị trả tiền thuê nhà vào tháng sau với suy nghĩ đồng nghiệp trả đúng hạn là được, bạn đang tự đưa mình vào rắc rối khi anh ấy không giữ lời.

7. Nên giúp đồng nghiệp của bạn tìm ra những giải pháp khác

amp;#34;4 nên - 3 đừngamp;#34; nhất định phải nhớ khi đồng nghiệp hỏi vay tiền - 3

Giúp đỡ người khác không có nghĩa là bạn phải đồng ý với yêu cầu cho vay tiền của họ. Đồng nghiệp tìm đến bạn để tìm sự giúp đỡ, điều đó có nghĩa họ đang gặp khó khăn. Nếu đó thực sự là người bạn muốn giúp, hãy chia sẻ với họ về điều họ đang trải qua và cho họ những giải pháp khác để giải quyết vấn đề.

Ví dụ: Đồng nghiệp của bạn đang gặp khó khăn trong việc chuẩn bị cho đám cưới và muốn vay tiền bạn. Bạn có thể giúp anh ấy lên kế hoạch chi tiêu hợp lý hơn, cho cậu ấy gợi ý về các địa chỉ in thiếp mời, đặt đồ lễ hay những kinh nghiệm giúp anh ấy có thể tiết kiệm chi phí. Bạn cũng có thể nói chuyện với cấp trên về việc tạo cơ hội cho đồng nghiệp của bạn tăng ca, nhận thêm việc để tăng thêm thu nhập. Nếu có những việc khác bên ngoài mà đồng nghiệp của bạn có thể làm, hãy giúp đỡ họ kết nối.

Giúp đỡ người khác nói chung hay đồng nghiệp nói riêng vượt qua giai đoạn khó khăn là điều rất tốt song bạn cần cân nhắc xem quyết định này sẽ ảnh hưởng thế nào đến tình hình tài chính cá nhân của mình. Hãy nhớ rằng, chỉ nên cho vay số tiền mà trong trường hợp xấu nhất xảy ra cũng không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn.

4 cách khéo léo từ chối cho vay tiền giúp người cả nể nhất cũng làm được
Trong cuộc sống, việc giúp đỡ lẫn nhau là điều nên làm. Tuy nhiên, có những lời đề nghị vay tiền khiến bạn cảm thấy thật khó xử vì muốn từ chối nhưng...
Nguyễn Hường (Theo CarrerAddict)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư duy thông minh