6 điều cần làm ngay khi cấp trên không ưa bạn

Ngày 27/01/2020 07:36 AM (GMT+7)

Bạn có thể không hòa hợp với đồng nghiệp song duy trì mối quan hệ tốt với cấp trên là điều nên làm.

Dana Brownlee, tác giả của "The Unwritten Rules of Manage Up" (Qui tắc bất thành văn của quản trị cấp trên" đã đưa ra lời nhận xét về mối quan hệ nơi công sở:

"Mối quan hệ này tác động rất nhiều đến sự nghiệp của bạn".

"Thật khó để thành công khi sếp không phải là người ủng hộ bạn nhiều nhất".

Ai cũng muốn có được mối quan hệ tốt đẹp với cấp trên song không phải ai cũng làm được. Bạn cảm nhận được cấp trên không ưa mình? Hãy làm theo 6 điều sau để dần cải thiện mối quan hệ. 

6 điều cần làm ngay khi cấp trên không ưa bạn - 1

Nếu bạn gặp vấn đề với cấp trên, đừng đi khắp văn phòng mà than thở về những rắc rối đó. Steve Arneson, tác giả của "What Your Boss really Wants from You" (Sếp thực sự muốn gì từ bạn) cho rằng, bạn sẽ "rơi vào vòng xoáy tụt dốc".

Phàn nàn với đồng nghiệp chỉ làm xấu đi hình ảnh của bạn và không sớm thì muộn, những lời phàn nàn đó cũng sẽ đến tai của sếp bạn mà thôi. Điều này chỉ làm mối quan hệ thêm xấu đi.  

"Hãy cẩn thận, đừng đi buôn chuyện hay lan truyền những câu chuyện như sếp luôn để mắt đến bạn". 

6 điều cần làm ngay khi cấp trên không ưa bạn - 2

Mỗi người trong chúng ta đều có phong cách làm việc khác nhau và sẽ thật tuyệt vời khi giữa cấp trên và nhân viên tìm được sự tương đồng. 

"Bạn cần có trách nhiệm với mối quan hệ này nhiều hơn họ", Arneson chia sẻ. 

Nhân viên hãy nắm trách nhiệm 51% trong mối quan hệ này. Bạn không phải thực hiện 90% công việc nhưng tốt hơn là bạn nên có thái độ chịu trách nhiệm về mối quan hệ này và không đổ trách nhiệm lên họ.

Ví dụ như một số ông sếp có tính cách thoải mái, trong khi những người khác muốn bạn có hẹn trước khi bước vào phòng của họ. Một số người sếp thích đi sâu đi sát đến từng việc nhỏ trong khi có ông chủ khác lại thích đưa ra chủ trương. 

Brownlee cho rằng có hai kiểu nhân viên: Tập trung vào công việc và tập trung vào mối quan hệ. Những người làm việc tập trung vào công việc chỉ muốn làm việc, trong khi những người tập trung vào mối quan hệ có xu hướng cởi mở hơn để trò chuyện trước khi bắt đầu làm việc.

"Hãy điều chỉnh theo những gì cấp trên cần và tìm hiểu kiểu tính cách của họ".

"Các ông chủ thường nói về phẩm chất ở những người khác mà họ ngưỡng mộ hoặc thích".

Bạn hãy để ý đến những điều được cấp trên khen ngợi hay chê trách, đặt câu hỏi vì sao lại như vậy rồi hướng mình theo điều có lợi hơn. 

6 điều cần làm ngay khi cấp trên không ưa bạn - 3

Nếu bạn thấy cấp trên có vẻ không ưa mình, hãy tìm những điểm chung đích thực giữa cả hai để gắn kết. "Con người thường bị cuốn hút bởi những người có cùng nhiệt huyết, cùng điểm quan tâm", Brownlee nói.

Hãy quan sát xung quanh văn phòng của sếp hay chú ý tới những sở thích nhỏ hay lý lịch, quê quán hay đội thể thao mà sếp yêu thích. 

"Tôi nhớ đã rất thân với một anh chàng bắt nguồn từ việc chúng tôi đi cùng tuyến đường đi làm", Brownlee nói. "Điều đó đã trở thành bàn đạp cho những bước tiến khác".

6 điều cần làm ngay khi cấp trên không ưa bạn - 4

Thay vì là một nhân viên làm sếp thêm rối việc, hãy chủ động giúp việc cho sếp. Chẳng hạn, nếu sếp của bạn đề cập đến một dự án lớn trong một cuộc họp, Brownlee khuyên bạn đừng ngần ngại đưa ra những ý tưởng về cách bạn có thể giúp đỡ.

"Làm cho cuộc sống của họ dễ dàng hơn và giúp họ xử lý những vấn đề ... Điều đó sẽ tạo ra sự khác biệt lớn trong mối quan hệ với sếp".

6 điều cần làm ngay khi cấp trên không ưa bạn - 5

Nếu bạn không nằm trong "vòng tròn thân thiết" của sếp, hãy tìm ra người được sếp quý mến và xin những lời khuyên về cách hòa hợp với sếp.

"Hãy cho họ biết bạn đang cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt với sếp và rất muốn tìm kiếm lời gợi ý từ đối phương. Sau nhiều lần chia sẻ, bạn sẽ có được những kinh nghiệm để cải thiện hiệu quả mối quan hệ này", Brownlee nói.

6 điều cần làm ngay khi cấp trên không ưa bạn - 6

Việc tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với cấp trên là điều tốn nhiều thời gian, đặc biệt là khi khởi đầu giữa hai người đã không mấy tốt đẹp.

Đừng quá khiên cưỡng. Hãy cho mối quan hệ này một thời gian để xây dựng và cố gắng để mọi thứ diễn ra một cách tự nhiên.

"Có thể chọn tham gia vào những sự kiện mà bạn biết sếp của mình cũng ở đó. Điều này sẽ cho bạn cơ hội được ở trong cùng không gian với họ", Brownlee nói.

Cười bò với những sự thật hài hước chỉ ai là dân văn phòng mới hiểu
Hóa ra, chốn văn phòng không hề tẻ nhạt như nhiều người vẫn tưởng phải không?
Bảo Anh (Theo CNN)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí kíp "sống sót" nơi công sở