8 hành vi của nhân viên khiến cấp trên khó chịu nhất

Kiên Nguyễn - Ngày 29/01/2021 18:33 PM (GMT+7)

Bạn có biết đâu là những hành vi khiến cấp trên "dị ứng" nhất ở nhân viên của mình không? Đó hoàn toàn có thể là lý do khiến bạn làm việc chăm chỉ nhưng lại đạt được thành công.

Một trong những lý do thực sự của những lá đơn xin nghỉ việc là mâu thuẫn với cấp trên. Thường xuyên quát nạt, đối xử không công bằng... và rất nhiều lý do khác có thể khiến một nhân viên buộc phải nghỉ việc để tìm cơ hội khác.

Tuy nhiên, đừng chỉ nhìn sự việc ở một chiều. Đã bao giờ bạn tự hỏi, liệu những hành động bạn thấy khó chịu ở cấp trên xuất phát từ việc bạn khiến họ không hài lòng trước không? Dưới đây là 10 hành vi mà cấp trên không ưa nhất, tốt hơn bạn không nên phạm phải.

1. Đau ốm, mệt mỏi và 1001 lý do xin nghỉ

Một trong những lý do được sử dụng nhiều nhất cho việc xin nghỉ chính là: ốm! Điều này có lẽ xuất phát từ việc có ai là không ốm bao giờ và không lẽ cấp trên của bạn lại từ chối lời đề nghị đó, bắt một người có sức khoẻ không đảm bảo đi làm.

Tuy nhiên, bạn cũng cần phải công nhận một sự thật rằng, số đơn xin nghỉ ốm thường đặc biệt tăng lên vào những ngày cuối năm. Đó là bởi nhiều người lợi dụng lý do này để xin nghỉ dù đó hoàn toàn không phải sự thật. Đó cũng là lý do cấp trên thường không hài lòng khi một nhân viên nào đó của mình thường xuyên xin nghỉ ốm.

2. Không biết quản lý thời gian

8 hành vi của nhân viên khiến cấp trên khó chịu nhất - 1

Bạn có biết rằng, đôi khi phần thưởng tốt nhất mà một người lãnh đạo muốn dành cho nhân viên của mình là một chiếc đồng hồ mới?

Thói quen thường xuyên đi làm muộn, ăn trưa muộn, ngủ chiều muộn khiến công việc luôn muộn thời hạn là vấn đề nhức nhối đối với rất nhiều lãng đạo. Bạn có thể đột xuất đến muộn vì lý do phát sinh như tắc đường hay sự cố nào khác song nếu điều này diễn ra một cách thường xuyên, cấp trên sẽ đánh giá bạn về ý thức.

3. Mùi cơ thể

Đây là một vấn đề khó giải quyết đối với bất kỳ vị lãnh đạo nào vì nó rất thực tế mà cũng tế nhị. Làm sao để nói với nhân viên của mình rằng bạn đang bốc mùi đó?

Dù là chuyện tế nhị song cần phải khẳng định vệ sinh cá nhân không chỉ là chuyện của cá nhân bạn mà còn ảnh hưởng đến người khác. Hãy chắc chắn rằng mình không khiến cấp trên hay đồng nghiệp phải nín thở khi trò chuyện cùng vì hơi thở khó chịu hay cơ thể "rau mùi".

4. Chuông điện thoại di động quá to

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng điện thoại di động ở nơi làm việc song hãy đảm bảo rằng bản thân không gây ảnh hưởng đến bất kỳ ai khác.

Hãy thử tưởng tượng xem, sẽ ra sao khi cấp trên của bạn ngồi làm việc 8 tiếng thì phải nghe đến hàng chục tiếng chuông di động đủ mọi kiểu từ nhạc cổ điển tới nhạc rap vang lên? Lời khuyên tốt nhất ở đây là bạn hãy để điện thoại ở chế độ rung chuông và ra ngoài nghe điện thoại để không làm ảnh hưởng đến không gian làm việc chung.

5. Thái độ

8 hành vi của nhân viên khiến cấp trên khó chịu nhất - 2

Chuyện phát sinh vấn đề hay quan điểm khác biệt, thậm chí trái chiều nơi công sở là hết sức bình thường. Tuy nhiên hãy đảm bảo là bạn luôn có thái độ làm việc đúng mực và chuyên nghiệp nhất. Không một người sếp nào muốn trả lương để phải đối mặt với thái độ bất hợp tác, thường xuyên hoài nghi hay nói xấu của các nhân viên.

6. Coi nơi làm việc như chợ

Ngày nay, việc nhân viên công sở kiêm thêm việc buôn bán online khá phổ biến. Thường thì các công ty không cấm đoán điều này song hãy nhớ đảm bảo rằng bạn không làm việc riêng trong giờ làm việc. Đặc biệt, đừng bao giờ dùng các tài khoản của công ty như email... để đặt hàng hay làm những việc cá nhân không liên quan đến công việc.

7. Những tiếng ồn gây khó chịu

Đó có thể là tiếng liên tục khụt khịt mũi của ai đó, tiếng cười lớn một cách vô duyên hay thậm chí là tiếng một bộ phim nào đó vang lên ngay trong giờ làm việc. Đừng nghĩ rằng cấp trên của bạn quá khó tính. Mỗi người góp một chút tiếng ồn sẽ khiến môi trường làm việc bị ảnh hưởng không hề nhỏ.

8. Buôn chuyện

8 hành vi của nhân viên khiến cấp trên khó chịu nhất - 3

Giao tiếp tại nơi làm việc là quan trọng, nhưng giao tiếp quá mức lại là một vấn đề. Nhiều người vô tư "tám" chuyện ngay trong văn phòng đủ thứ chuyện trên trời dưới biển, từ chính trị nước nhà đến cả những chuyện vốn dĩ thuộc về riêng tư. 

Không cấp trên nào cấm nhân viên của mình trò chuyện, trao đổi song cần có một ranh giới phù hợp. Những cuộc trò chuyện giữa bạn và đồng nghiệp nên đảm bảo nằm trong giới hạn thời gian, chủ đề cũng như âm lượng phù hợp.

Đừng nói Tôi không biết, người thông minh luôn biết dùng 4 cách khéo léo này
Trong nhiều tình huống, đặc biệt trong môi trường làm việc, câu nói "Tôi không biết" có thể khiến bạn trở thành người thiếu chuyên nghiệp, thiếu kinh...
Kiên Nguyễn (Theo NBRII)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí kíp "sống sót" nơi công sở