Bị đồng nghiệp chơi xấu? Người khôn khéo luôn biết 6 bước xử lý triệt để này

Bảo Anh. - Ngày 30/09/2020 12:32 PM (GMT+7)

Công sở là nơi những tính cách khác nhau tập trung lại, khi có sự cạnh tranh, ích kỷ cá nhân để đoạt được mục tiêu, sẽ có những hành vi chơi xấu, đố kỵ. Để đối phó với những kiểu đồng nghiệp này, đòi hỏi bạn phải có sự khéo léo để kết hợp cả chiến lược và kỹ năng, thay vì chỉ bực tức, nóng giận.

Bạn gặp phải xung đột với đồng nghiệp, bị đồng nghiệp chơi xấu? Có một sự thật là số lượng những người không hòa hợp nhau ở chốn văn phòng là khá lớn.

Theo nghiên cứu mới đây của The Creative Group, có đến gần 1/3 số lãnh đạo được phỏng vấn đã từng bị đồng nghiệp chơi xấu, tìm cách ngáng đường trong công việc. Đó có thể là việc tung tin đồn hay lén gửi email về những lỗi sai và trầm trọng hóa chúng lên cho sếp của bạn.

Các mối quan hệ tại nơi làm việc đôi khi diễn ra rất phức tạp và khó hiểu. Công sở là nơi những tính cách khác nhau tập trung lại, khi có sự cạnh tranh, ích kỷ cá nhân để đoạt được mục tiêu, sẽ có những hành vi chơi xấu, đố kỵ.

Nhưng bạn nên làm gì khi bị đồng nghiệp chơi xấu?

Shefali Raina, Giám đốc điều hành một công ty có trụ sở tại New York, chia sẻ: "Điều này xảy ra thường xuyên hơn so với những gì bạn nghĩ”. Hành vi tiêu cực này có thể từ đơn giản là nói xấu sau lưng, đối đầu cho đến mức phá hoại toàn bộ công việc của bạn. Để đối phó với những kiểu đồng nghiệp này, đòi hỏi bạn phải có sự khéo léo để kết hợp cả chiến lược và kỹ năng, thay vì chỉ bực tức, nóng giận.

Kiểm tra tình hình thực tế

Bị đồng nghiệp chơi xấu? Người khôn khéo luôn biết 6 bước xử lý triệt để này - 1

Điều đầu tiên bạn cần làm khi bị đồng nghiệp chơi xấu chính là cố gắng kiềm chế cảm xúc của mình và đánh giá tình hình. Việc xảy ra xung đột với đồng nghiệp, thấy mình bị đối xử bất công, chắc chắn bạn sẽ khó thoát khỏi cảm giác khó chịu song nếu như trong đầu bạn đang đưa ra những dữ kiện không chính xác, cơn tức giận sẽ bị đưa lên một mức thái quá, khiến tình hình càng thêm trầm trọng.

"Hãy đảm bảo rằng việc đồng nghiệp kia không thích bạn và tìm cách phá hoại công việc của bạn là có thật. Nghe có vẻ lạ lùng song sự thật là não bộ của chúng ta có khả năng đáng kinh ngạc trong việc tạo ra các câu chuyện và xâu chuỗi các thông tin dựa trên thực tế không đầy đủ. Rất có thể, sự thật không hẳn như những gì chúng ta nghĩ mà chỉ là ta đang suy diễn”, bà chia sẻ.

Hãy nhìn nhận sự việc một cách khách quan, nhiều chiều để đảm bảo rằng những bước đi tiếp theo của mình là đúng đắn.

Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác

Bạn sẽ hiểu được nhiều hơn khi biết đặt mình vào địa vị của họ. Diane Domeyer, Giám đốc điều hành của Menlo Park, thuộc The Creative Group, khẳng định: "Một số lãnh đạo, đặc biệt những người hoạt động trong các lĩnh vực có tính cạnh tranh cao, cảm thấy áp lực khi có sự xuất hiện của đồng nghiệp khác. Việc hạ thấp người khác hay nhận về công sức của một tập thể khiến họ cảm thấy mình được tỏa sáng hơn".

Hãy xem xét động cơ của người đồng nghiệp kia với sự đồng cảm. Liệu bạn có phải là người mới và đang trở thành mối đe dọa cho họ không? Gần đây, bạn có nhận được phần thưởng nào từ cấp trên mà ngoài mong đợi, dự đoán không? Hãy nghĩ về lý do người đồng nghiệp kia lại coi bạn như kẻ thù.

Đừng “ăn miếng trả miếng”

Bị đồng nghiệp chơi xấu? Người khôn khéo luôn biết 6 bước xử lý triệt để này - 2

Hành động ăn miếng trả miếng người đồng nghiệp kia hoàn toàn không đem về lợi ích cho bất kỳ bên nào. Domeyer chia sẻ kinh nghiệm rằng đừng bao giờ hành động trong lúc bản thân đang nóng giận. Hãy chờ đến lúc bạn bình tĩnh hơn để có thể bắt đầu một cuộc trò chuyện thẳng thắn, lịch sự.

Nói chuyện một cách thẳng thắn

Những gì xảy ra tiếp theo sẽ phụ thuộc vào quá trình bạn đánh giá thực tế thế nào. Domeyer chia sẻ, nghiên cứu của TCG cho thấy 41% người được hỏi nghĩ rằng tốt nhất là bạn nên tự hành động, trong khi 40% khác lại cho rằng bạn nên nhờ đến cấp trên.

Những việc bạn nên làm sẽ phụ thuộc vào người bạn đang đối phó là ai, một người đồng nghiệp không thích bạn, cảm thấy đang bị bạn đe dọa hay tìm mọi cách để phá hoại công việc của bạn.

Nếu đó chỉ đơn giản là người đồng nghiệp không ưa bạn thì tốt nhất là bạn nên tự giải quyết vấn đề. Nếu người đó đang tìm mọi cách phá hoại bạn, bất chấp việc bạn tìm cách giải quyết nhưng họ lại không hề có thành ý, hãy nhờ đến cấp trên.

Dù là trong trường hợp nào, việc bạn tự giải quyết mâu thuẫn cũng sẽ được đánh giá cao hơn, một sự khẳng định với lãnh đạo rằng bạn có năng lực trong việc giải quyết vấn đề.

Đối đầu một cách khéo léo

Bị đồng nghiệp chơi xấu? Người khôn khéo luôn biết 6 bước xử lý triệt để này - 3

“Nếu bạn đang phải đối mặt với kiểu người đố kỵ và nhỏ nhen, điều tốt nhất nên làm là một cuộc nói chuyện văn minh”, Cornelia Gamlem, chuyên gia tư vấn nguồn nhân lực, chủ tịch Tập đoàn GEMS, đồng tác giả cuốn Cẩm nang khắc phục xung đột tại nơi làm việc, cho biết.

Khi chắc chắn rằng mình đủ bình tĩnh để không làm sự việc thêm căng thẳng, hãy chọn thời điểm để có thể nói chuyện riêng với người đang ghét bạn. Đừng sử dụng những ngôn từ mang tính đe dọa. Hãy nêu rõ mối quan tâm của bạn về căng thẳng hoặc hành vi xấu mà người đó đã làm. Giữ sự tôn trọng và không đi quá xa những gì cần thiết.

Hơn nữa, trong cuộc trò chuyện đó, đừng chỉ là người nói. Lắng nghe xem họ nói gì, bạn sẽ hiểu hơn về mấu chốt của vấn đề và bản chất của con người đó.

Hành động thực sự

Nếu mọi chuyện đi xa hơn, người đồng nghiệp kia làm những hành vi có thể gây tổn hại đến công danh sự nghiệp của bạn, hãy tìm cách thu thập bằng chứng càng nhiều càng tốt và tìm sự trợ giúp của người khác.

Nếu người đó muốn ngáng đường tiến thân của bạn, khiến bạn phải mất việc hoặc hạ thấp danh tiếng của bạn, đừng sợ hãi mà hãy hiên ngang đối mặt với họ. Kinh nghiệm để xử lý kiểu người này chính là họ sẽ không cảm thấy thỏa mãn nếu họ thấy bạn không hề căng thẳng hay sợ hãy. Hãy nhờ đến sự giúp đỡ của các đồng nghiệp khác hay cấp trên để giải quyết vấn đề nhanh hơn.

Cần nhớ một điều rằng, bạn không thích tất cả mọi người và cũng không nên bắt bản thân phải được tất cả mọi người yêu mến. Chuyện không có cảm tình với ai đó là điều hết sức bình thường song khi mọi chuyện đi xa hơn, sự khác biệt về tính cách, phong cách làm việc khiến họ coi bạn như kẻ thù, tìm cách ngáng trở thì vấn đề đã thực sự nghiêm trọng, cần phải giải quyết.

Cười bò với những sự thật hài hước chỉ ai là dân văn phòng mới hiểu
Hóa ra, chốn văn phòng không hề tẻ nhạt như nhiều người vẫn tưởng phải không?
Bảo Anh.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí kíp "sống sót" nơi công sở