Cho tới hôm nay, tôi vẫn ám ảnh bởi những nỗi buồn đau vào đêm cha mẹ tuyên bố chia tay. Tôi đã ước rằng, họ có thể hiểu những điều này để chúng tôi bớt khổ sở trong cuộc chia ly này.
Những ký ức buồn vẫn in đậm trong tâm trí tôi khi tôi hồi tưởng lại những nỗi buồn thời thơ ấu, nhất là vào đêm cha mẹ thông báo cho tôi cho biết rằng họ quyết định chia tay nhau.
Tôi đã nhìn thấy mối quan hệ của họ xấu đi từng ngày và những cuộc cãi vã liên tiếp xảy ra trong suốt kỳ nghỉ cuối cùng của gia đình. Chuyến đi mang những dư âm buồn, bởi thay vì được nghỉ ngơi và thư giãn, chúng tôi lại chứng kiến sự căng thẳng ở khắp nơi của bố và mẹ.
Rồi bố mẹ tôi ly hôn. Trong vài tháng đầu tiên, họ cố gắng giữ mọi thứ được trong mối quan hệ "thân thiện". Nhưng sau đó, cũng như tất cả các vụ chia tay khác, thực tế đã khiến họ trở nên bất hợp tác và những rắc rối lại trút lên đầu chị em tôi.
Rồi những mối quan hệ mới xuất hiện giữa họ, rắc rối ngày càng phát sinh. Sự oán giận, đôi khi căm ghét nhau bắt đầu xuất hiện, khoảng cách giữa họ mở rộng và sự chia sẻ của họ dần biến mất. Sự "thân thiện" không còn nữa, tất cả những cay đắng, giận hờn, khó chịu, bực bội này gần như trút lên đầu chị em tôi, những đứa con bị chia cách bởi vụ ly hôn của cha mẹ.
Chị em tôi bắt đầu mỗi đứa một nơi, cũng ít có dịp được gặp nhau, thậm chí bắt đầu lạnh nhạt với nhau do bị nhồi sọ những ý nghĩ thù ghét “phe địch”. Sau này những dịp chúng tôi được gặp nhau chỉ còn được đoàn tụ vào dịp đám cưới và đám tang.
Khi một gia đình tan vỡ, những đứa con trở thành mối liên hệ duy nhất giữa bố mẹ và đôi khi chúng buộc phải lựa chọn sống cùng một trong hai người. Tôi đã ước cha mẹ có thể hiểu rằng, khi gia đình bị “xé” làm đôi, những đứa trẻ sẽ trở nên bất an, thiếu an toàn, thậm trí lo sợ và có thể trở nên thu mình, sống nội tâm.
Nếu thấy con đang sống trong nỗi sợ hãi và lo lắng, cha mẹ hãy cố gắng cùng nhau giải phóng gánh nặng tâm lý này thoát khỏi con trẻ nhanh nhất và nhiều nhất có thể.
Hãy nhớ rằng, những đứa trẻ luôn có xu hướng yêu mến cha mẹ bằng nhau. Vì thế hãy cố gắng đừng coi chúng là các công cụ của một cuộc hôn nhân thất bại, lợi dụng chúng để đả kích đối phương và lôi kéo chúng theo phe mình một cách thô bạo.
Sự vô tội của trẻ cần được bảo vệ, hãy trân trọng tình cảm mà trẻ dành cho đối phương, tôn trọng tình cảm đó và để trẻ được yêu cha mẹ một cách công bằng, cũng như trẻ có quyền được cả cha lẫn mẹ yêu thương.
Việc ly hôn đã khiến cho cha mẹ đau khổ, nhưng cũng làm cho cuộc sống của trẻ đầy những bất an không kém gì người lớn. Hãy ở bên trẻ nhiều hơn, quan tâm chú ý hơn đến trẻ, hãy để trẻ tin tưởng, an tâm và vẫn có được trọn vẹn tình yêu thương của cả cha lẫn mẹ.
Nếu cha mẹ có bạn đời mới hãy để trẻ được hạnh phúc hơn vì có thêm một người cha, một người mẹ cũng yêu thương và chăm sóc trẻ. Đừng xây dựng thái đổ thù ghét cho các con với người bạn đời cũ của mình, điều đó sẽ chỉ càng làm con trẻ thấy khổ sở hơn mà thôi.
>> Xem thêm: 8 nguyên nhân khiến việc ly hôn ngày càng phổ biến