Kiếm bao nhiêu không quan trọng bằng giữ được bao nhiêu tiền: 7 thói quen chi tiêu cần từ bỏ

Bảo Anh. - Ngày 27/07/2020 19:00 PM (GMT+7)

Đây là những thói quen chi tiêu rất phổ biến, chúng ta vẫn làm hàng ngày mà không biết là mình đang "ném tiền qua cửa sổ".

Chi tiêu theo cảm xúc

Kiếm bao nhiêu không quan trọng bằng giữ được bao nhiêu tiền: 7 thói quen chi tiêu cần từ bỏ - 1

Gretchen Cliburn, giám đốc kế hoạch tài chính của công ty cố vấn BKD Wealth Advisors cho biết, việc mua sắm để giải quyết cảm xúc là một thói quen khá phổ biến. Nhiều người trong chúng ta sẽ không ngần ngại chi tiền khi cảm thấy buồn hay áp lực. Tuy nhiên, sự thật là việc tiêu tiền đó không hề mang lại hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề. Sau khi thoát khỏi cảm xúc đó, bạn sẽ hối hận khi nghĩ đến số tiền đã bỏ ra cho những sản phẩm không hề cần thiết. 

Để tránh việc mua sắm theo cảm xúc, hãy lập ra cho mình một số quy tắc cơ bản. Việc mua hàng là để đáp ứng nhu cầu sử dụng của bản thân chứ không phải để xoa dịu cảm xúc lo lắng hay buồn chán. Nếu bạn muốn mua một thứ gì đó khi cảm xúc bất ổn, hãy chờ 24 tiếng sau để đưa ra quyết định. Khoảng thời gia này sẽ giúp bạn suy nghĩ kỹ càng hơn và đưa ra được quyết định đúng đắn.

Cho vay tiền

Kiếm bao nhiêu không quan trọng bằng giữ được bao nhiêu tiền: 7 thói quen chi tiêu cần từ bỏ - 2

Giúp đỡ người khác là một hành động tốt song việc cho bạn bè hay người thân vay tiền có thể tiềm ẩn nguy cơ làm tổn thương đến mối quan hệ của hai người và cả túi tiền của bạn. Nếu như người ấy không thể trả lại số tiền cho bạn hay trả không đúng hạn, giữa hai bạn sẽ rất dễ  nảy sinh những xung đột và căng thẳng. 

Theo Cliburn, có rất nhiều cách để bạn giúp đỡ bạn bè ngoài việc cho vay tiền. Bạn có thể giúp họ tìm giải pháp để giải quyết vấn đề. Nếu cô ấy bị hỏng xe, bạn có thể chủ động đề nghị cho cô ấy đi nhờ hay chia sẻ với cô ấy những bí quyết tiết kiệm tiền hiệu quả. 

Nếu bạn vẫn muốn giúp đỡ họ về tiền bạc, hãy coi đó là một món quà. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi nhìn thấy họ chưa trả nợ bạn mà vẫn mua quần áo mới. 

Tranh giành trả tiền 

Kiếm bao nhiêu không quan trọng bằng giữ được bao nhiêu tiền: 7 thói quen chi tiêu cần từ bỏ - 3

Nhiều người nghĩ rằng, việc tranh giành trả hóa đơn khi thanh toán thể hiện danh dự của bản thân. Tuy nhiên nếu bạn đang lâm vào cảnh nợ nần vì thường xuyên thanh toán hóa đơn thì điều đó là sai lầ rồi. 

Xét về một khía cạnh khác, những người thường xuyên được người khác thanh toán giúp sẽ hình thành thói quen xấu là chờ đợi điều tương tự xảy ra ở những lần sau. Mela Garber, Giám đốc thuế của Anchin, Block & Anchin LLP cho rằng điều này sẽ gây ra sự căng thẳng trong mối quan hệ. Và cuối cùng, nếu luôn là người tranh trả hóa đơn, bạn sẽ không biết ai là người thực sự muốn đi ăn với mình, ai là người đến chỉ vì bữa ăn sẽ được bao. 

So sánh tình hình tài chính của mình với người khác

Kiếm bao nhiêu không quan trọng bằng giữ được bao nhiêu tiền: 7 thói quen chi tiêu cần từ bỏ - 4

Đừng bao giờ nhìn vào nhà cửa hay xe cộ của người khác rồi nhìn lại mình để đánh giá, đo lường thành công. Sự thật là những thứ đó chỉ cho thấy cách tiêu tiền của một người chứ không nói lên họ thực sự có bao nhiêu tiền. 

Theo một thống kê của Bankrate, có 37% người Mỹ nợ tín dụng lớn hơn hoặc bằng các khoản tiết kiệm dự phòng của họ. 

Để tránh "vung tay quá trán", cần xác định đâu là điều quan trọng hơn với mình. Ngồi xuống và tự đặt cho mình những mục tiêu cho 5, 10, 20 năm nữa. Sau khi xác định được điều gì là ý nghĩa nhất, bạn sẽ đưa ra được quyết định chi tiêu dựa trên điều đó thay vì sống theo quan điểm thành công của người khác.

Phụ thuộc vào thẻ tín dụng

Theo phân tích số liệu của Cục Dự trữ liên bang, tính đến cuối năm 2015, nợ thẻ tín dụng của Mỹ đạt khoảng 900 tỷ USD. Nếu bạn hàng ngày đều quen với việc nợ thẻ tín dụng, có lẽ bạn cần thời gian để hiểu rõ mình đang làm gì với những đồng tiền của mình.

Hãy ngừng sử dụng thẻ tín dụng ngay lập tức và xây dựng cho mình một kế hoạch tài chính cụ thể. Sẽ có rất nhiều người sẵn sàng cho bạn những lời khuyên hữu ích, giúp bạn không bị phụ thuộc vào chiếc thẻ kia. 

Tiêu hết những gì mình có 

Kiếm bao nhiêu không quan trọng bằng giữ được bao nhiêu tiền: 7 thói quen chi tiêu cần từ bỏ - 5

Chi tiêu bao nhiêu, tiết kiệm bao nhiêu khó có công thức nào có thể chính xác với tất cả mọi người. Chúng ta đều có những hóa đơn cần phải thanh toán song việc "đốt" hết số tiền mình có sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn sau này. Cố vấn tài sản Derek Gabrielsen thuộc hãng Wealth Partners cho rằng những người chi tiêu hết những gì mình có thường không lập ngân sách và đó là "sai lầm lớn nhất một người có thể mắc phải”.

Theo ông, mỗi người nên lập ngân sách riêng, trong đó có khoản dự phòng khẩn cấp và tiền cho hưu trí hàng tháng. Bạn có thể đặt mục tiêu quỹ dự phòng khẩn cấp bằng 6 tháng chi phí sinh hoạt hay tự đặt ra quy tắc tiết kiệm ít nhất 10% thu nhập cho quỹ khi về hưu. Nhớ rằng, một khi đã lên kế hoạch, bạn cần đảm bảo thực hiện đúng những gì đã đặt ra.

Né tránh thực tế

Nhiều người không dám kiểm tra thẻ tín dụng hay số dư tài khoản mình đang có. Họ không biết mình đã tiêu bao nhiêu, đang nợ bao nhiêu và sắp tới phải chi tiền cho những khoản gì. Tình trạng này chính là khi bạn đang sống trong “hôn mê tiền bạc”. Hãy tỉnh táo và nghĩ xem, liệu việc né tránh đó có khiến tình trạng tài chính của bạn tốt lên không?.

“Tránh né theo dõi tài khoản giống như khi bạn thấy cơ thể không ổn nhưng lại sợ đến gặp bác sĩ”, Gabrielsen chia sẻ. Cách tốt nhất ở đây là hãy nhìn thẳng vào vấn đề để sớm đưa ra được giải pháp.

Cùng 100 triệu gửi ngân hàng, sau 5 năm người lãi to, người phát thèm vì 3 điểm khác biệt
Cùng có một số tiền như nhau, cùng chọn kênh đầu tư là gửi tiết kiệm ngân hàng song số tiền mà giờ đây Kim và Hà có lại có sự khác biệt rõ rệt. Sau...
Theo Bảo Anh. ( Business Insider)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí quyết chi tiêu