Ở nhà chăm con, sướng nỗi gì hả chồng?

Ngày 01/09/2015 14:10 PM (GMT+7)

Việc trông con đáng được coi là công việc chứ không phải tư tưởng ở nhà chăm con là thất nghiệp như nhiều người vẫn nghĩ.

Vợ:

- Chồng, anh vào rửa bát giúp mẹ đi, đừng để mẹ vừa nấu nướng lại còn dọn dẹp.

Chồng:

- Vào mà rửa (trống không)

Vợ:

- Thế ai bế con cho em?

Chồng:

- Thì cứ đưa đây, việc ấy có gì khó. Suốt ngày bé con trốn việc à?

Vợ hí hửng…

Ở nhà chăm con, sướng nỗi gì hả chồng? - 1

Mày khóc gì mà khóc lắm thế, bố mày mà mày không theo thì theo ai. Không biết con cái nhà ai mà khóc rõ nhiều, bực mình (ảnh minh họa)

Anh chồng vừa bế con thì con đã khóc, quấy um nhà, đung đưa đủ kiểu con cũng không nín. Anh chồng bực bội quát:

- Mày khóc gì mà khóc lắm thế, bố mày mà mày không theo thì theo ai. Không biết con cái nhà ai mà khóc rõ nhiều, bực mình

Nghe anh chồng quát con, chị vợ bực lắm. Chưa bế được một tí đã cau có khó chịu. Nhưng có vẻ chị vợ hả hê, hả hê vì anh chồng có bế thì mới thấu hiểu được nỗi niềm trông con của vợ khổ thế nào, chứ chẳng sung sướng gì đâu. Gặp đứa trẻ ngoan thì không sao, có đứa hư, bế dong cả ngày mỏi cẳng, mệt đứt hơi, còng cả lưng mà không đặt được con xuống giường. Ai bảo trông con là sướng.

Ấy thế mà, chỉ vài ngày trước, anh chồng lúc nào cũng hắng giọng:

- Cô ở nhà trông con, không phải đi làm kiếm tiền thì sướng nhất rồi. Ai khổ như tôi, ngày nào cũng nai lưng ra kiếm tiền mua sữa cho con. Đúng là đàn bà, sướng lại còn không biết đường sướng, than thân trách phận cái gì

Ở nhà chăm con, sướng nỗi gì hả chồng? - 2

Thế đấy, đàn ông cứ hay nói, đàn bà ở nhà trông con là ăn bám nhưng xem chừng, công việc trông còn vất vả gấp trăm lần những việc khác. (ảnh minh họa)

Chị vợ xem chừng không phải dạng vừa. Từ hôm anh chồng nói câu đó và ra thái độ khó chịu khi chị không chịu rửa bát mà cứ dựa vào con, chị cho anh trông con hẳn một ngày hôm chủ nhật. Ngày hôm đó, chị làm các việc khác, nấu nướng, dọn dẹp, rửa bát, lau nhà, còn anh chồng chỉ việc trông con.

Thế là, lúc con khóc, con quấy, chị mặc kệ. Con ăn, con ngủ, con đi tè, đi ị, chị cũng mặc kệ. Chị cho rằng, đó không phải việc của chị, chị đã làm tất tần tận, thì bây giờ, việc chăm con cũng tất tật là do anh.

Hai ngày như thế, đến ngày thứ hai thì anh chồng không chịu nổi. Anh bực bội gọi ‘mẹ nó đâu rồi, vào mà trông nó. Con cái gì mà quấy như..., con cái gì mà cứ động tí là khóc. Sao mà ị lắm thế, ai mà dọn dẹp được suốt ngày. Cả ngày chỉ có cho ăn với ngủ, rồi dọn vệ sinh cũng hết ngày’.

Chị vợ khi đó cười:

- Anh đã biết sự lợi hại của trông con chưa, đã thấu hiểu thế là cả ngày không làm được việc gì chưa? Anh thấu mệt chưa. Nếu anh thích, từ nay anh ở nhà trông con, còn tôi đi làm. Nghe vợ nói vậy, anh chồng khiếp đảm, không ngó ngàng tới con nữa.

Thế đấy, đàn ông cứ hay nói, đàn bà ở nhà trông con là ăn bám nhưng xem chừng, công việc trông còn vất vả gấp trăm lần những việc khác. Đó là chưa nói tới chửa đẻ, mang nặng đẻ đau, đàn ông có thử thì mới thấu hiểu được nỗi khổ của chị em.

Ở Trung Quốc, người ta còn cho đàn ông thử cảm giác đau đẻ để hiểu được nỗi thống khổ của người vợ mà dễ dàng thông cảm cho vợ. Tôi cho rằng, đây là một cách hay, vì chỉ có ở trong đúng hoàn cảnh ấy, người ta mới cảm nhận được thật nhất cảm giác của người vợ đã phải chịu đựng. Đàn ông cần hiểu, đàn bà đã cố gắng rất nhiều.

Ở đất nước Nhật Bản, có cả chế độ trả lương cho người vợ ở nhà trông con, vì đối với họ, đó là công việc cực kì nặng nhọc, nặng nhọc hơn hẳn việc đi làm kiếm tiền của các ông chồng. Họ thấu hiểu được nỗi vất vả của người phụ nữ. Và đồng lương này lại được trích ra từ chính đồng lương của người chồng.

Ở nhà chăm con, sướng nỗi gì hả chồng? - 3

Đàn ông và các anh chồng cũng nên hiểu tâm ý này của phụ nữ và thấu hiểu nỗi vất vả của họ. (ảnh minh họa)

Việc trông con đáng được coi là công việc chứ không phải tư tưởng ở nhà chăm con là thất nghiệp như nhiều người vẫn nghĩ. Thật sự, trông con chẳng nhàn hạ chút nào. Thế nên nhiều người bế con cả ngày mới nghĩ, thà là làm gì còn hơn là chỉ ở nhà trông con dù biết rằng, trẻ con vô cùng đáng yêu.

Đàn ông và các anh chồng cũng nên hiểu tâm ý này của phụ nữ và thấu hiểu nỗi vất vả của họ. Đặc biệt, hãy coi việc ở nhà chăm con là công việc cao cả chứ đừng tỏ tư tưởng coi thường vì người đó đang ăn bám mình hay cho rằng, ở nhà chăm con là sướng nhất rồi.

Bạch N
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chuyện vợ chồng