Vừa đi làm đã phải nghỉ vì đồng nghiệp kém duyên, nàng công sở bị chê dại dột 1 điều

Ngày 11/05/2020 16:31 PM (GMT+7)

Nếu trừ đi khoảng thời gian ngủ thì những người ta dành thời gian để gặp gỡ, ở bên nhiều nhất không phải người thân trong gia đình mà chính là đồng nghiệp. Đồng nghiệp không tốt ảnh hưởng đến chúng ta cả về hiệu suất làm việc cũng như sức khỏe tâm lý và cuộc sống tinh thần của mỗi cá nhân.

Nếu trừ đi khoảng thời gian ngủ thì những người ta dành thời gian để gặp gỡ, ở bên nhiều nhất không phải người thân trong gia đình mà chính là đồng nghiệp. Trong khi chúng ta cố gắng xây dựng mối quan hệ này tốt đẹp thì không ít người lại cư xử một cách khó hiểu, thậm chí là có phần thô lỗ. 

Tất nhiên, số lượng những đồng nghiệp vô duyên chỉ là phần nhỏ trong công sở song phần nhỏ này lại có ảnh hưởng lớn đến mỗi người chúng ta. Việc phải thường xuyên tiếp xúc với những người như vậy sẽ khiến ta dễ bị kiệt quệ năng lượng, ảnh hưởng đến tinh thần làm việc. 

Cô nhân viên công sở trong những dòng chia sẻ dưới đây vừa vào công ty được một thời gian đã muốn xin nghỉ. Không phải vì công việc quá vất vả hay chế độ không tương xứng, lý do của cô nàng là vì không thể thích ứng nổi với kiểu "khẩu nghiệp" của những đồng nghiệp tại đây. 

"Vô duyên hay bình thường?

Mình vừa ra trường năm vừa rồi, làm cho 1 công ty phần mềm chuyên về quản lý bán hàng nhưng vừa mới xin nghỉ việc vì công ty quá nhiều người vô duyên. Cũng có thể là do mình cảm nhận vậy chứ không biết mọi người thế nào, mình thấy kỳ mà họ đều thấy bình thường. 

Có một anh hỏi mình: “Có người yêu chưa em?” – “Dạ em chưa?” – “Xinh như này mà chưa có người yêu chắc có vấn đề gì rồi?”

Hôm đó đến, mình gặp một bà chị: “Mặt em dạo này nhiều mụn thế, nhìn rõ mồn một”.

Vừa mới vào công ty được một tháng, một ông anh hỏi “Lương bao nhiêu em?”. Lại duyên quá đi thôi. 

Mấy hôm nay trời nắng, đi ngoài đường đến chỗ khách hàng trao đổi xong đi về, tóc mình có bết, một ông ngồi phòng lại quay ra bảo: “Mày làm anh giật cả mình, đi đâu về mà xấu thế em”. Ơ hay…

Mình nghỉ dịch có một tuần ở nhà xong đi làm tiếp mà đồng nghiệp thi nhau: “Mày béo ra hay chửa thế em? À mà làm gì đã có người yêu. Mới một tuần thấy khác quá”. 

Tóm gọn lại, mình cũng là con gái, khá bị dị ứng với những câu nói như vậy nên thôi, mình xin nghỉ luôn và vẫn không hiểu vì sao ở đó trêu nhau vậy, thấy vậy là bình thường. Hay là do mình nhạy cảm?". 

Vừa đi làm đã phải nghỉ vì đồng nghiệp kém duyên, nàng công sở bị chê dại dột 1 điều - 1

Cô nàng vừa nghỉ việc vì áp lực đồng nghiệp chia sẻ những tâm sự của mình. 

Gặp phải đồng nghiệp kém duyên có lẽ là nỗi khổ của rất nhiều người. Bằng chứng là ngay sau khi những dòng tâm sự trên được chia sẻ, rất nhiều chị em hội công sở đã bày tỏ nỗi lòng của mình. 

"Bạn làm ở công ty nào mà nhiều người vô duyên vậy? Đồng nghiệp gì mà vừa gặp đã chê bai rồi thì nói những câu khó nghe quá đi mất". 

"Đọc mới thấy mình may mắn quá, đi làm gặp toàn đồng nghiệp dễ chịu. Mới đi làm tháng đầu đã hỏi người ta lương, rồi thì chê con gái béo, nhiều mụn, xấu..." 

"Đọc tâm sự của bạn này mà mình thấy đồng cảm ghê gớm. Hồi mới ra trường, mình được mọi người khen là may mắn khi vừa ra trường đã tìm được công việc thu nhập tốt. Công nhận ở đó điều kiện phát triển và thu nhập tốt thật nhưng đó vẫn là nơi mình có rất nhiều kỷ niệm xấu. Những ngày mới đi làm, thích nghi với công việc đã khó rồi còn gặp phải những lời ác ý đó, dù có biết là họ không có ý xấu thì cũng khó lòng mà vô tư kệ được". 

Vừa đi làm đã phải nghỉ vì đồng nghiệp kém duyên, nàng công sở bị chê dại dột 1 điều - 2

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều người cho rằng phản cảm hay không là do tùy cảm nhận mỗi người. Có lẽ những câu đùa trên sẽ trở nên dễ chịu hơn khi cô nàng đã làm việc ở đó lâu, thân thiết và thấu hiểu tính cách của mỗi người. Dù sao, tất cả đều khuyên cô nàng công sở này hay những chị em khác rơi vào cùng cảnh ngộ không nên dễ dàng xin nghỉ việc như vậy. 

"Bạn nhạy cảm quá. Mình nghĩ cứ đơn giản rồi coi những câu chuyện xàm xí đó là một cách để tạo mối quan hệ thân thiết với đồng nghiệp thôi. Người ta đùa thì mình đùa lại, người ta nửa đùa nửa thật thì mình cũng nửa đùa nửa thật thôi. Mình cũng toàn thế, chỉ cần biết là cái gì vượt giới hạn thì phải chặn luôn, vậy thôi!". 

"Đôi khi đó chỉ là câu nói để mở đầu câu chuyên hay một câu vui đùa tạo không khí thôi. Thích hay không là do quan điểm và suy nghĩ mỗi người. Mình thích thì đùa lại, không thích thì im lặng quay đi thôi. Người ta sẽ tự biết ý mà. Sao phải nghỉ việc như vậy". 

Thật vậy, “đồng nghiệp không tốt ảnh hưởng đến chúng ta cả về hiệu suất làm việc cũng như sức khỏe tâm lý và cuộc sống tinh thần của mỗi cá nhân”, theo giáo sư kinh tế học Christine Porath. Bà từng tiến hành nghiên cứu trên gần 800 nhân viên công sở từ nhiều lĩnh vực khác nhau và cho kết quả: 

80% số người được hỏi mất thời gian để nghĩ đến những hành vi xúc phạm của đồng nghiệp; 

63% muốn trốn tránh khi phải tiếp xúc với đồng nghiệp kém thân thiện;

66% cho biết hiệu suất làm việc bị giảm vì những cư xử xấu xí của đồng nghiệp.

Vậy phải làm gì khi gặp phải những chuyện thế này nơi công sở? Tất nhiên đừng bao giờ vội nghĩ đến chuyện nghỉ việc vì hãy nhớ rằng điều ta cần làm là tìm cách giải quyết, xử lý vấn đề chứ không phải chạy trốn. 

1. Đừng dùng sự thô lỗ để đáp trả lại họ 

Ngay cả với những người hiền lành nhất thì cũng dễ mang phản ứng cục cằn ra để đáp lại với những "thánh nghiệp". Điều này rất dễ hiểu song hãy nhớ rằng, sự giận dữ trong trường hợp này sẽ không giải quyết dduwwocj vấn đề gì. Không nói năng lời không có nghĩa là bạn không thể đáp lại theo cách của họ. Sự giận dữ của người bị bạn công kích sẽ lại như đổ thêm dầu vào ngọn lửa căng thẳng trong môi trường văn phòng. 

Thô lỗ đáp lại thô lỗ không giúp bạn giải quyết vấn đề mà chỉ làm cho mọi chuyện tệ hơn mà thôi. Hãy luôn giữ tâm lý bình tĩnh, sáng suốt hơn trong mọi cuộc đối thoại. Phớt lờ những lời châm chọc và giảm thiểu việc phải tiếp xúc với những người cần thiết. Nếu việc giao tiếp là không tránh được, hãy đơn giản là nói chuyện ngắn gọn. 

2. Dành thời gian cho những đồng nghiệp mà bạn yêu mến

Vừa đi làm đã phải nghỉ vì đồng nghiệp kém duyên, nàng công sở bị chê dại dột 1 điều - 3

Luôn luôn nhớ rằng, ở đâu cũng có người tốt và người xấu. Nếu bạn cảm thấy ngột ngạt vì nghĩ tới những đồng nghiệp khó ưa, hãy dành nhiều thời gian hơn để kết nối với những đồng nghiệp khiến bạn cảm thấy vui vẻ.

Tìm kiếm những cảm xúc tích cực, vui vẻ từ những người bạn ở văn phòng giúp bạn nhanh chóng phục hồi lại năng lượng. Và dù ở công ty có thế nào thì cũng nhớ rằng, hãy để mọi chuyện ở lại sau khi ra về, đừng đem những bực dọc nơi công sở về với gia đình. 

3. Tập trung vào bản thân

Một cách tuyệt vời để bạn chống lại những năng lượng tiêu cực từ đồng nghiệp xấu là dành tâm trí tập trung vào bản thân mình. Khi tâm trí bạn quẩn quanh với những chỉ trích, nhiếc móc từ kẻ xấu tính, bạn sẽ dễ bị cuốn vào những ý kiến đó và không thể tập trung vào điều gì. 

Thay vì nghĩ đến những lời công kích đó, hãy nghĩ về cách làm sao để bản thân trở nên hoàn thiện hơn. Thay vì lo lắng về việc người khác nghĩ sao về mình, hãy tìm kiếm các mục tiêu sự nghiệp bạn có thể làm để thăng tiến hơn nữa. Tan sở, bạn có thể dành thời gian cho những việc mình yêu thích như học nhảy, đan lát hay đơn giản là nấu nướng cùng các thành viên trong gia đình. 

4. Sẵn sàng đối mặt 

Vừa đi làm đã phải nghỉ vì đồng nghiệp kém duyên, nàng công sở bị chê dại dột 1 điều - 4

Bạn không thể mãi chịu đựng hay cố gắng phớt lờ những hành vi quá đáng của đồng nghiệp. Nếu cảm thấy vượt quá sức chịu đựng, hãy đứng lên và đối mặt. Trước khi làm vậy, hãy suy nghĩ về 2 điều sau:

- Họ có cố ý làm như vậy không?

- Cách cư xử như vậy, nếu nhìn từ góc độ khác thì có chấp nhận được không? 

Bạn hoàn toàn có thể đem những câu chuyện này xin ý kiến của đồng nghiệp khác hay người thân trong gia đình. Trong cuộc trò chuyện với đồng nghiệp kém duyên đó, bạn có thể mời người thứ ba tham gia để chứng kiến hoặc hòa giải. Điểm quan trọng cần chú ý là hãy bàn về cách họ cư xử chứ không phải nhắm vào cá nhân họ. Hãy thể hiện cho họ thấy rằng hành vi của họ làm tổn thương đến mối quan hệ làm việc giữa hai bạn và bạn rất muốn họ cân nhắc sửa đổi lại những hành vi không đúng mực. Cuộc nói chuyện ấy nên được giữ trong không khí ôn hòa và tôn trọng. 

Đồng thời, bạn cũng nên tìm hiểu xem vì sao họ lại làm như vậy. Liệu có phải họ có bất mãn gì với bạn hay bản thân họ cũng đang bị chi phối bởi những yếu tố tiêu cực khác? Việc thấu hiểu cho phép bạn giải quyết vấn đề tận gốc và hóa giải những hiểu lầm, tránh xung đột có thể xảy ra. 

5. Nếu bạn không thể nói chuyện với họ, hãy nói với người khác

Nếu không thể đối mặt với người đó, bạn có thể chia sẻ vấn đề của mình với những người khác. Theo kết quả nghiên cứu, chỉ có chưa đến một nửa dám chia sẻ những vấn đề mình gặp phải với đồng nghiệp kém duyên. Phần lớn lý do là vì họ cảm thấy không có hy vọng để thay đổi được tình hình. Song bạn có nghĩ rằng chính việc im lặng lại vô tình tiếp tay cho những hành vi thô lỗ? 

Nếu bạn cảm thấy đồng nghiệp đang cư xử không đúng mực và không thể nói chuyện với họ, bạn có thể chia sẻ vấn đề với cấp trên, bộ phận nhân sự hoặc với những đồng nghiệp khác. Đây có thể là lời cảnh tỉnh để những kẻ xấu xí kia nhìn lại và kiểm điểm hành vi của mình. Có thể bạn sẽ phát hiện ra mình không phải người duy nhất đang chịu đựng những điều tiêu cực. Việc chia sẻ này còn giúp bạn tìm thấy sự cảm thông. 

6. Biết rằng khi nào là lúc cần rời đi

Không ai muốn phải mất đi công việc yêu thích song nếu đã nỗ lực tìm đủ mọi cách để cải thiện tình hình song vẫn không có điều gì, hãy suy nghĩ đến việc rời đi. Đừng để ai đó khiến bản thân rơi vào trạng thái áp lực, ngày ngày tiếp nhận những nguồn năng lực tiêu cực.

Tuy nhiên trước khi quyết định rời đi, hãy cân nhắc những câu hỏi sau:

- Bạn có dễ dàng tìm được một môi trường làm việc tốt hơn không? 

- Bạn sẽ được gì và mất gì khi rời đi? 

- Nếu bạn rời bỏ công việc hiện tại, sự nghiệp sẽ thay đổi thế nào? 

- Liệu còn cách nào khác bạn có thể làm để thay đổi sự độc hại ở nơi làm việc hiện tại không? 

- Sự tiêu cực ở văn phòng hiện tại có đang ảnh hưởng tới cuộc sống cá nhân của bạn? 

Chỉ có bạn mới trả lời được những câu hỏi này và đưa ra quyết định phù hợp nhất. Hãy nhớ rằng, một môi trường làm việc tốt không đơn thuần chỉ là “không có ai cư xử thô lỗ” mà còn là nơi bạn nhận được “cách ứng xử tích cực đến từ sự tôn trọng và lòng tử tế”.

9 mánh khóe nhỏ mà có võ khiến bạn trở thành niềm khao khát của mọi công ty
Những mẹo tâm lý này sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng, tăng khả năng vượt qua vòng phỏng vấn.
Bảo Anh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí kíp "sống sót" nơi công sở