Trẻ ngủ với bà và với mẹ khác biệt rõ rệt, vào mẫu giáo sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ

Hạ Mây - Ngày 23/06/2021 16:02 PM (GMT+7)

Chỉ sau 3 năm, 2 đứa trẻ sinh đôi trở nên khác biệt rõ rệt chỉ nhờ thói quen ngủ trưa do mẹ và bà nội sắp xếp.

Không chỉ riêng người lớn, một giấc ngủ trưa sẽ đem đến rất nhiều lợi ích cho tinh thần và sức khỏe cho con trẻ. Thế nhưng, trẻ thường rất hiếu động, muốn cho các bé ngủ trưa không phải là chuyện dễ dàng. Mặc khác, các bậc phụ huynh cũng có quan điểm khác nhau về việc ngủ trưa của trẻ, một số phụ huynh cho rằng cần cho trẻ ngủ trưa để trẻ nghỉ ngơi một lúc, số khác lại cho rằng không nên ép con ngủ trưa mà ngược lại, nếy trẻ không muốn ngủ thì nên để trẻ chơi và buồn ngủ thì tự nhiên con lăn ra ngủ. Vậy cách làm nào mới thật sự chính xác?

Mới đây, một bà mẹ đã chia sẻ trên diễn đàn mạng Trung Quốc về cặp sinh đôi nhà cô, sau 3 năm, thói quen ngủ trưa khác nhau giữa một đứa trẻ ngủ với mẹ và với bà đã dẫn đến những khác biệt rõ rệt. Bà mẹ này sinh đôi hai cô con gái, rất thông minh và dễ thương, nhưng chăm sóc cả hai em bé cùng một lúc khiến Xiaotong - một người mới làm mẹ cảm thấy choáng ngợp. Vì vậy, mẹ chồng của Xiaotong đã đề nghị giúp hai vợ chồng cô chăm sóc một em bé.

Giống hệt nhau về ngoại hình, cả hai con Xiaotong đều rất đáng yêu.

Giống hệt nhau về ngoại hình, cả hai con Xiaotong đều rất đáng yêu.

Sau khi cai sữa cho con, mẹ chồng đưa em bé lớn về nhà mình ở, cách không quá xa nhà của Xiaotong nên bà mẹ trẻ đã đồng ý. Sau 3 năm, cả hai cô con gái đều vào mẫu giáo. Tuy là hai chị em sinh đôi, trông giống hệt nhau nhưng sau khi đi học mẫu giáo, biểu hiện của cả hai lại khác hẳn.

Qua trao đổi với cô giáo, Xiaotong phát hiện ra cô con gái lớn (trước đây do bà chăm sóc) thường mất tập trung trong giờ học, nhất là vào buổi chiều. Cô bé thường mệt mỏi, lả người đi như không có năng lượng, trong khi cô con gái nhỏ rất nghiêm túc và có khả năng tập trung cao. Cô giáo cho rằng điều này chủ yếu liên quan đến sự khác biệt về thói quen ngủ trưa giữa hai đứa trẻ.

Hóa ra con gái bé của Xiaotong luôn có thói quen ngủ trưa, sau khi thức dậy, cô bé luôn tràn đầy năng lượng vào buổi chiều. Ngược lại, con gái lớn khi ở với bà nội, bà thường chiều chuộng cháu gái không muốn ngủ nên cô con gái lớn không hình thành thói quen ngủ trưa, mặc dù cảm thấy buồn ngủ cô bé vẫn thức. Sau khi nhận ra vấn đề, Xiaotong quyết định đưa con gái lớn trở về nhà và tập cho cô bé hình thành thói quen ngủ trưa.

Vậy ngủ trưa có lợi ích gì đối với sự phát triển của trẻ?

Khi trẻ ngủ trưa, não bộ cũng có thể được thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý, điều này có thể giúp não bộ không bị rơi vào trạng thái áp lực tiêu cực (về mặt tinh thần), đương nhiên sẽ có những lợi ích nhất định cho sự phát triển trí não của trẻ. Đồng thời, ngủ trưa cũng có thể khiến con hoạt bát hơn vào buổi chiều, điều này cũng giúp trẻ có nhiều năng lượng để khám phá môi trường xung quanh nhiều hơn, từ đó góp phần phát triển trí não.

Giấc ngủ trưa mang lại nhiều lợi ích cho trẻ.

Giấc ngủ trưa mang lại nhiều lợi ích cho trẻ.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em có thói quen ngủ trưa ổn định hơn về mặt cảm xúc và có thể hiện tốt hơn về khả năng học tập. Khi trẻ rơi vào trạng thái buồn ngủ, cảm xúc của trẻ sẽ dễ bị kích động và cáu gắt hơn, điều này rõ ràng không có lợi cho việc trẻ hòa đồng với các bạn.

Khi trẻ ngủ trưa, trí nhớ của trẻ cũng sẽ được cải thiện, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sau khi trẻ đã lĩnh hội được 50% nội dung bộ nhớ trước khi ngủ trưa thì sau khi ngủ trưa trẻ có thể hoàn thành 60% nội dung bộ nhớ, vì vậy các chuyên gia còn gọi đây là bộ nhớ ngoại tuyến, được thiết lập và nâng cao nhờ giấc ngủ trưa.

Trẻ cần ngủ đúng và đủ ở giấc ngủ trưa.

Trẻ cần ngủ đúng và đủ ở giấc ngủ trưa.

Làm thế nào để cha mẹ rèn luyện thói quen ngủ trưa cho trẻ?

Để rèn thói quen ngủ trưa cho trẻ, trước tiên cha mẹ phải bắt đầu từ việc tạo môi trường xung quanh cho trẻ dễ đi vào giấc ngủ. Ví dụ, cha mẹ có thể kéo rèm xuống để ánh sáng trong nhà mờ đi. Đồng thời, cố gắng giữ cho trong nhà càng yên tĩnh càng tốt, điều này cũng sẽ giúp giấc ngủ trưa của trẻ chất lượng hơn. Trước khi trẻ có ý định chợp mắt, cha mẹ không nên để trẻ thực hiện một số hoạt động cường độ cao quá mức, có thể khiến não bộ của trẻ hưng phấn và không thể đi vào trạng thái ngủ. Cha mẹ cũng nên kiểm soát khoảng thời gian giữa các bữa ăn và giấc ngủ, nếu thức ăn trong dạ dày của trẻ không được tiêu hóa đúng cách sẽ khó đi vào giấc ngủ.

Ngủ trưa giúp trẻ có trí nhớ tốt hơn, tinh thần tích cực hơn.

Ngủ trưa giúp trẻ có trí nhớ tốt hơn, tinh thần tích cực hơn.

Nếu cha mẹ có thể cùng con đi ngủ trưa thì các con sẽ dễ hợp tác hơn. Trẻ có bản năng bắt chước hành vi của người lớn, chúng sẽ cho rằng ngủ trưa là một hành động cần thiết nếu như cha mẹ cũng thực hiện điều này.

Những sai lầm về giấc ngủ trưa của trẻ mà cha mẹ có thể đang mắc phải

Ngủ trưa đúng cách có thể giúp trẻ luôn tràn đầy năng lượng, nhưng cha mẹ cũng nên tránh một số sai lầm, ví dụ như ngủ trưa càng lâu càng tốt, thực tế thì ngủ trưa khoảng 30 phút sẽ thích hợp hơn nếu con ngủ lâu. Nếu trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày sẽ ảnh hưởng đến buổi tối, giấc ngủ dài cũng sẽ ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần của trẻ vào buổi chiều. Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên cho trẻ ngủ từ đêm đến tận trưa, điều này sẽ ảnh hưởng tới giờ giấc sinh hoạt cơ quan tiêu hóa của trẻ.

Không nên để trẻ ngủ quá lâu, sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi tối.

Không nên để trẻ ngủ quá lâu, sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi tối.

Theo Bác sĩ nhi khoa T. Berry Brazelton (tác giả của cuốn sách phát triển trẻ em Touchpoints), khi con bạn được 18 tháng, chỉ nên ngủ 1 giấc vào buổi trưa, không nên ngủ nhiều hơn 1 giấc ngủ. Giờ ngủ thích hợp thường là từ giữa trưa đến 2 giờ chiều. Đừng để trẻ ngủ quá 3h đồng hồ, nếu không trẻ sẽ khó đi ngủ vào ban đêm. Buổi sáng, cha mẹ hãy đánh thức bé dậy sớm để có nhiều thời gian vui chơi hơn, giấc ngủ trưa cũng được bắt đầu sớm hơn.

Khi còn bé, trẻ thường sau khi bú trẻ sẽ ngủ thiếp đi. Vì vậy, sẽ hình thành thói quen trẻ chỉ có ngủ sau khi bú no. Cha mẹ nên tạo thói quen cho trẻ tự ngủ bằng việc tách biệt việc bú và giấc ngủ của trẻ bằng các hoạt động khác như đọc sách cho trẻ, đặt con xuống giường.....Để giúp trẻ tự ngủ mà không cần lúc nào cũng phải có mẹ.

Trẻ sơ sinh cười khi ngủ: 4 kiểu là IQ cao, kiểu thứ 5 là tín hiệu cần giúp đỡ
Không phải lúc nào trẻ cười khi ngủ cũng là biểu hiện của sự thông minh hay đơn giản là do bé nằm mơ. Đôi khi, việc cười khi ngủ cũng là một tín hiệu...

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Giấc ngủ của bé