Mùa đông đem đến nhiều vấn đề cho sức khỏe, khiến bạn dễ bệnh hơn, uống nhiều rượu, tăng cân, mất ngủ, trầm cảm và tăng nguy cơ đột quỵ.
Mùa đông đem đến nhiều vấn đề cho sức khỏe, khiến bạn dễ bệnh hơn, uống nhiều rượu, tăng cân, mất ngủ, trầm cảm và tăng nguy cơ đột quỵ. Theo các bác sĩ, mối nguy hiểm của mùa đông, đặc biệt khi nhiệt độ xấp xỉ mức 0 độ, nằm trong các vấn đề sau:
1. Trụy tim: Đột quỵ do tim mạch tăng đến 20% trong mùa đông. Một lý do phổ biến là trong mùa đông những người không thường xuyên tập luyện lại phải tăng mức độ hoạt động của mình do các vấn đề khi đi lại, phải chịu đựng giá lạnh. Với người có vấn đề tim mạch, không nên hoạt động nặng trong trời lạnh, dễ khiến tim phải hoạt động quá mức.
2. Trầm cảm: Ngày lễ tết lại dễ gây trầm cảm, từ những người phải vất vả làm việc cho đến người cô đơn không có ai chia sẻ. Và những tháng mùa đông u ám, thiếu ánh nắng càng làm tình trạng này xấu hơn. Tình trạng trầm cảm mùa đông ảnh hưởng đến khoảng 5% dân số.
Tình trạng trầm cảm mùa đông ảnh hưởng đến khoảng 5% dân số. Ảnh minh họa.
3. Thiếu vitamin D: Cơ thể tạo ra vitamin D khi da tiếp xúc với ánh nắng. Do đó người sống ở vùng thiếu nắng cũng dễ bị thiếu vitamin D. Các triệu chứng thiếu vitamin khá mờ nhạt nhưng có thể gây yếu ớt, mệt mỏi, đau nhức xương khớp. Vitamin D cũng ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn.
4. Thiếu tập luyện: Trong mùa đông, mọi người ngại ra đường và ngại hoạt động hơn. Nhưng tập luyện thể thao là điểu quan trọng để giữ sức khỏe tâm lý và tinh thần lành mạnh. Sự thường xuyên tập luyện quan trọng hơn mức độ tập. Và tập thể thao ngoài trời vẫn tốt hơn, chỉ cần bạn giữ ấm đầy đủ.
Mùa đông, thiếu vitamin D cũng ảnh hưởng tới tâm trạng của bạn. Ảnh minh họa.
5. Thiếu ngủ: Mọi người thường ngủ nhiều vào mùa đông nhưng thời gian ngủ thực sự lại không dài. Thiếu ánh nắng khiến cơ thể thiếu melatonin điều chỉnh giấc ngủ. Bạn nên tránh caffeine và rượu ít nhất sáu tiếng trước khi ngủ.
6. Dinh dưỡng kém: Mùa đông khiến mọi người tìm đến những món ăn nhiều calo, chất béo và đậm đà hơn. Rau trong mùa đông cũng không nhiều. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể ăn súp và các món lành mạnh khác, không nên ăn quá nhiều thức ăn nhanh.
Thiếu ngủ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe. Ảnh minh họa.
7. Tâm trạng cô lập: Mùa đông khiến nhiều người ngại ra ngoài nhưng thiếu tương tác xã hội có thể gây nên trầm cảm và lười hoạt động.
8. Tăng cân: Trung bình mỗi người lớn tăng khoảng gần 1 kg trong một năm, nhất là vào mùa đông và không thể giảm cân trong mùa hè. Trong thời gian này, bạn nên chú ý đến cân nặng để kiểm soát chế độ ăn uống, hoạt động.
Mùa đông, cần kiểm soát chế độ ăn uống để tránh tăng cân. Ảnh minh họa.
9. Cảm lạnh, cảm cúm: Mùa đông là thời điểm "bùng phát" các căn bệnh này, một phần lý do vì khí lạnh làm giảm số lượng bạch cầu kháng bệnh cho cơ thể. Mỗi người nên được tiêm phòng cúm và tránh tiếp xúc gần với người bệnh, thường xuyên rửa tay. Để tăng sức đề kháng, bạn nên ăn uống, tập luyện lành mạnh và ngủ đủ giấc.
10. Rượu bia: Trong những ngày cuối và đầu năm, số tài xế lái xe say xỉn tăng đến 1/3. Uống quá nhiều, ngoài nguy hiểm khi lưu thông còn đem tới trầm cảm, béo phì và những vấn đề sức khỏe khác. Một người chỉ nên uống 1-2 ly rượi mỗi ngày. Trong các buổi tiệc, nên chọn thức uống không hoặc ít cồn.