Nữ sinh 23 tuổi 17 ngày không đi đại tiện nên tới bệnh viện. Không ngờ kết quả khám và chụp X-quang thì phát hiện ruột già bị ép sát tim.
Ngày 25/12, một nữ sinh viên 23 tuổi người Trung Quốc đăng trên mạng xã hội Dcard: "Ruột già của tôi đã phát triển đến tim", Theo lời kể của cô gái, cô bị táo bón từ khi còn nhỏ và thường xuyên phải ngồi xổm trên bồn cầu khoảng hai tiếng để đi vệ sinh. Kỷ lục lâu nhất là 17 ngày không đi đại tiện.
Mặc dù sau này phân có được đào thải ra ngoài nhưng giống như phân dê, từ nhỏ cô đã thường xuyên phải gặp bác sĩ, thậm chí là uống thuốc làm mềm phân, uống nhiều nước, ăn nhiều rau, dùng men vi sinh, có lần cô ăn liên tiếp 7 quả đu đủ lớn, 2 quả thanh long trong 1 tuần, nhưng tất cả đều vô dụng.
Hình ảnh chụp X-quang của cô gái cho thấy ruột già đã ép sát đến tim
Nữ sinh viên đại học sau đó đã đến bệnh viện để chụp chụp X-quang, sau đó phát hiện ruột già của cô gái bị ép sát đến tim, thậm chí đoạn cuối ruột già gần như không có nếp nhăn, có thể phân đã tích tụ ở đoạn đó nhiều năm. Cô nói rằng: “Giải pháp duy nhất dường như là phải cắt toàn bộ ruột già, nhưng tôi thực sự rất sợ, sợ sẽ để lại nhiều di chứng sau này, tôi cũng không biết phải làm gì tiếp theo…”
Cô cũng tiết lộ rằng mình bị táo bón từ năm 5, 6 tuổi, khi lớn lên cô nhận ra da mình trở nên rất khô do bị táo bón lâu ngày, dù chỉ thoa kem dưỡng da hôm trước nhưng hôm sau da vẫn khô. Ngoài ra, cô thấy rằng hệ thống miễn dịch bị suy yếu, và cô rất dễ bị cảm lạnh.
Vì bức ảnh chụp X-quang của nữ sinh viên đại học thực sự gây sốc tới nhiều người, do đó cư dân mạng đã có những cuộc thảo luận sôi nổi.
Cô gái cũng cho biết cô bị táo bón từ nhỏ
Một cư dân mạng cũng bị chứng táo bón để lại lời nhắn: “Tôi cũng có kinh nghiệm này, tôi cứ nghĩ chỉ mình mới bị tình trạng này, không ngờ bạn còn lợi hại hơn, ruột già của tôi cũng dài ngang với dạ dày, chỉ cần ăn no một chút, dạ dày sẽ đầy và rất khó chịu. Tháng 9 năm nay tôi đã cắt bỏ một phần dạ dày, tình trạng có chút cải thiện nhưng vẫn cần phải chú ý đến chế độ ăn, tình trạng táo bón vẫn còn nhưng tình trạng chướng bụng đã cải thiện rất nhiều”.
Ngoài ra, các bạn sinh viên Khoa Điều dưỡng đã từng thực hành phẫu thuật đại trực tràng đề nghị cô gái, nếu sợ cắt ruột già thì có thể hỏi bác sĩ ở các bệnh viện khác nhau, có thể kiểm tra sức khỏe trước và sau mổ, hỏi bác sĩ dinh dưỡng về hậu phẫu, có chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Trả lời về trường hợp này, Khang Vinh Thành, Giám đốc Khoa Phẫu thuật Đại trực tràng Bệnh viện Cơ Đốc Phục Lâm Đài Loan cho biết, chiều dài ruột già của một người bình thường là khoảng 90 cm. Tuy nhiên, nếu phân bị tích tụ do các vấn đề về đường ruột như táo bón hoặc các bệnh khác, thì chiều dài của ruột già sẽ bị dài ra khi tích tụ quá nhiều. "Ví dụ, ở một số bệnh nhân suy nhược ruột già, ruột già thậm chí có thể dài ra 180 cm, tức là cao hơn cả người của tôi."
Bác sĩ Khang Thành Vinh
Bác sĩ Khang Vĩnh Thành cũng cho biết thêm, nếu chiều dài của ruột già tăng lên bất thường khiến khoang bụng không thể chứa được, lúc này nó sẽ ép lên cơ hoành và rút ngắn khoảng cách giữa tim và phổi. Trên thực tế, một số bệnh nhân bị táo bón nặng sẽ khó thở do cơ hoành bị ruột dài chèn ép.
Bác sĩ Khang Vinh Thành cũng cho biết, ruột già có các cơ co giãn nên dù chiều dài của ruột già rất dài, miễn là có thể tống phân tích tụ ra ngoài thì nó sẽ dần trở lại chiều dài bình thường, nhưng nếu ai đã 3 ngày không đại tiện thì tốt nhất nên đi khám. Đừng chỉ nghĩ đến việc đi tiêu sạch phân, vì nếu có khối u mà bạn không phát hiện ra thì tình trạng tắc ruột kiểu này có thể sẽ lặp đi lặp lại trong tương lai.