Theo nghiên cứu trên một số người sống thọ cho thấy cơ thể của họ thường có một số đặc điểm chung, đó là 3 vị trí sau trên cơ thể càng mềm mại thì tuổi thọ càng dài.
-
Tốc độ phátChuẩn
-
Giọng đọc
“Sống khỏe sống lâu” là mong ước của mỗi người. Nhưng phải nói rằng, dù đời sống ngày càng nâng cao, công nghệ y tế phát triển nhưng áp lực của con người cũng ngày càng lớn. Do đó, muốn sống khỏe mạnh thì ngoài thói quen sinh hoạt hàng ngày lành mạnh, việc ăn uống cũng cần đầy đủ và khoa học.
Ngoài ra, các nhân viên y tế đã tiến hành nhiều cuộc khảo sát nghiên cứu nghiêm ngặt trên một số người sống lâu, kết quả cho thấy cơ thể của họ thường có một số đặc điểm chung nổi bật, đó là một số bộ phận rất “mềm”. Vậy đó là những bộ phận nào?
1. Mạch máu
Các mạch máu, giống như đầu mối giao thông, là đường dẫn lưu thông máu. Khi còn trẻ, thành trong của mạch máu trơn, mềm và có tính đàn hồi, khi tuổi càng cao thì mạch máu sẽ dần bị lão hóa, mạch máu cũng dần cứng lại. Xơ cứng động mạch xảy ra ở phụ nữ trên 55 tuổi và nam giới trên 45 tuổi. Xơ cứng động mạch có thể gây ra nhồi máu cơ tim và bệnh mạch vành, cũng như đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
Tuổi tác, hút thuốc và uống rượu nhiều, lipid máu và đường huyết không ổn định, béo phì sẽ đẩy nhanh tốc độ xơ cứng động mạch. Sau khi mạch máu cứng lại sẽ có các triệu chứng rõ ràng như đau đầu không rõ nguyên nhân, chóng mặt, giảm trí nhớ đột ngột, tê bì một bên tay chân, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi toàn thân và ù tai.
Đặc biệt, dái tai rất nhạy cảm với tình trạng thiếu máu cục bộ và thiếu oxy, sau khi mạch máu bị xơ cứng, dái tai không nhận đủ máu để nuôi dưỡng, từ đó gây ra các nếp nhăn ở dái tai.
Các bệnh tim mạch và mạch máu não đã trở thành sát thủ thứ hai đe dọa sức khỏe con người, chỉ đứng sau ung thư, vì vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh, điều chỉnh cơ cấu chế độ ăn và duy trì vận động vừa phải để làm chậm tốc độ lão hóa mạch máu.
Nếu bạn đã gần bước sang tuổi trung niên mà thấy các mạch máu vẫn còn rất mềm và ít khi bị xơ cứng thì xin chúc mừng, tình trạng này cho thấy cơ thể bạn đang khỏe mạnh, thậm chí có thể sống lâu.
2. Gân kheo mềm
Chúng ta đều biết rằng khi già đi, đôi chân và bàn chân của chúng ta ngày càng trở nên cứng, kém link hoạt, thậm chí gặp khó khăn trong cử động do gân kheo, các khớp ngày càng cứng, kém mềm mại và kém linh hoạt. Sức khỏe của một người có thể nhìn thấy thông qua trạng thái của tay chân. Nếu gân kheo mềm, tay chân sẽ mềm mại, linh hoạt. Điều này chứng tỏ các bộ phận này đã được cung cấp đủ dưỡng chất, nhờ đó việc di chuyển sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, sức khỏe cũng được tăng cường.
Trên thực tế, trong những lúc bình thường, ngay từ khi còn trẻ chúng ta cũng nên bảo vệ các khớp và gân kheo của mình. Suy cho cùng, nếu gân kheo càng ngày càng cứng thì khả năng vận động càng hạn chế, sức khỏe càng đi xuống, gây gánh nặng lớn cho gia đình và người thân.
Nhìn chung, quá trình mất xương diễn ra nhanh hơn sau tuổi 40, vì vậy cần bổ sung canxi hợp lý và bảo vệ xương khớp. Ăn nhiều rau lá xanh có chứa canxi, sữa động vật và sữa đậu nành, thường xuyên tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời để thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Vào mùa đông, bạn cần thực hiện tốt việc giữ ấm, mang đệm đầu gối nếu cần thiết và tránh leo trèo, leo cầu thang để không tăng gánh nặng cho xương khớp.
3. Cổ mềm
Cổ là bộ phận kết nối giữa đầu và thân của cơ thể, có rất nhiều triệu chứng xảy ra ở cổ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể. Những người sống thọ thường có cổ tương đối mềm. Điều này chứng tỏ máu trong cơ thể lưu thông tốt, kịp thời thải loại độc tố và chất cặn bã ra ngoài, đồng thời cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho các cơ quan nội tạng, giúp chúng hoạt động nhịp nhàng và tăng tuổi thọ.
Cổ là nơi tập trung nhiều mạch máu và dây thần kinh từ trên não đi xuống phía dưới cơ thể. Các nhà khoa học cho biết: Những người trên 50 tuổi nếu cổ bị cứng thì khả năng máu trong cơ thể không được lưu thông tốt, dẫn đến tình trạng não bộ bị thiếu chất dinh dưỡng và ôxy. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và nhồi máu não.
Ngoài ra, để mạch máu, khớp và cổ mềm không khó, cái chính là thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống không tốt như:
- Kiểm soát tổng năng lượng ăn vào và duy trì cân nặng hợp lý.
- Bữa ăn cân đối, có thịt, trứng, cá và rau.
- Uống đủ 1500-2000ml nước mỗi ngày.
- Tập thể dục vừa phải, không dưới 1 giờ mỗi ngày.
- Ăn ba bữa đúng giờ và ít ăn vặt.
- Đi ngủ sớm và dậy sớm, tránh thức khuya, buổi tối chuẩn bị đi ngủ lúc 22h30.
- Tránh ngồi lâu, hãy đứng dậy và di chuyển trong 5 phút sau mỗi 40 phút hoặc 1 tiếng ngồi làm việc.
- Duy trì tâm trạng vui vẻ và giảm stress kịp thời.