Bé gái 13 tuổi ra máu "vùng kín" 20 ngày: Những biểu hiện kinh nguyệt ở trẻ cần lưu ý

Ngày 12/06/2020 06:00 AM (GMT+7)

Rong kinh nếu không được phát hiện, xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, nhất là ở lứa tuổi vị thành niên khi các bé gái mới bắt đầu bước vào thời kỳ có kinh nguyệt.

TS.Bs.Đỗ Minh Loan

Giám đốc Trung tâm Chỉ đạo tuyến Nhi khoa, Trưởng khoa Sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương.

Xem tất cả bài viết của chuyên gia

Bé gái 13 tuổi ra máu amp;#34;vùng kínamp;#34; 20 ngày: Những biểu hiện kinh nguyệt ở trẻ cần lưu ý - 1

Bé gái ra máu 20 ngày mới được đưa vào viện

Một trong những vấn đề sức khỏe mà Khoa Sức khỏe Vị thành niên (Bệnh viện Nhi Trung ương) thường xuyên tiếp nhận và điều trị đó là vấn đề rối loạn kinh nguyệt, rong kinh ở trẻ nữ tuổi vị thành niên. Trong đó, có không ít trường hợp đến viện khi đã ở trong tình trạng khá nặng do bị mất máu nhiều.

Điển hình là trường hợp bé gái 13 tuổi, ở Hà Nội vào viện vì chảy máu sinh dục liên tục, kéo dài hơn 20 ngày. Khi vào viện, trẻ đã ở trong tình trạng mệt mỏi, da xanh, niêm mạc nhợt nặng.

Ngay sau khi tiếp nhận và thăm khám, các bác sĩ đánh giá đây là trường hợp rong kinh có tình trạng mất máu nặng và cần được xử lý truyền máu cấp cứu, kết hợp cầm máu.

Sau khi xử trí, tình trạng của trẻ đã được cải thiện khi da niêm mạc hồng trở lại, trẻ tỉnh táo và các hoạt động sinh hoạt đã trở lại bình thường.

Bé gái 13 tuổi ra máu amp;#34;vùng kínamp;#34; 20 ngày: Những biểu hiện kinh nguyệt ở trẻ cần lưu ý - 2

Rất nhiều trường hợp trẻ vị thành niên bị rong kinh phải nhờ đến sự tư vấn, điều trị của bác sĩ.

Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Minh Loan – Trưởng khoa Sức khỏe Vị thành niên (Bệnh viện Nhi Trung ương), rong kinh ở trẻ vị thành niên là bệnh lý thường gặp và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm với trẻ gái, nếu không được xử trí kịp thời, đúng cách.

Rong kinh là hiện tượng ra máu từ đường sinh dục (âm đạo) có chu kỳ kéo dài trên 7 ngày. Rong kinh do nhiều nguyên nhân gây nên như tại cơ quan sinh dục, bệnh lý nội tiết, rối loạn đông máu và các rối loạn về tâm lý…

Về điều trị, chủ yếu là truyền máu cấp nếu mất máu nặng kết hợp với điều trị cầm máu và điều trị dự phòng. Rong kinh ở trẻ vị thành niên cần phải được quản lý và điều trị ở tại các cơ sở y tế.

Vì vậy, với những trẻ nữ trong độ tuổi vị thành niên, các bố mẹ cần quan tâm, chia sẻ cùng với con để có thể phát hiện sớm tình trạng rong kinh.

Không coi nhẹ vấn đề kinh nguyệt ở trẻ vị thành niên

Tiến sĩ Minh Loan cho biết hiện nay tuổi dậy thì sớm hơn trước nên không ít người đưa con đến vì nghĩ con bị dậy thì sớm nhưng hoàn toàn không phải. Chính việc nhầm lẫn này khiến bố mẹ hoặc chính các trẻ nữ không kịp trang bị những kiến thức để tự phục vụ bản thân mình khi bắt đầu có kinh nguyệt.

Theo đó, tuổi có kinh nguyệt của trẻ nữ hiện nay là từ khoảng 11 tuổi rưỡi, nhưng nếu có sự chuẩn bị, đến 12 tuổi trẻ có thể làm được mọi thứ cho bản thân.

“Về góc độ y tế, chúng tôi khuyên, khi đến tuổi có hành kinh thì nên chuẩn bị sẵn cho mình cuốn sổ theo dõi chu kỳ kinh nguyệt. Tại cuốn sổ đó cũng nên ghi các dấu hiệu như thời gian có kinh như thế nào, đau bụng kinh ra sao…Nếu có bất thường thì cần đi khám. Không có bất thường thì tiếp tục theo dõi như vậy.

Thông thường 1-2 năm đầu chu kỳ kinh nguyệt sẽ không đều. Ví dụ, bình thường chỉ 28 ngày lặp lại chu kỳ kinh 1 lần. Tuy nhiên, thời điểm mới có kinh, có người chu kỳ kinh quay lại chỉ 20 ngày, nhưng có người lại đến 40 ngày. Có trường hợp thì chỉ 4-6 ngày là hết kinh, nhưng có người lại chưa hết. Đó gọi là rong kinh, còn ra máu trên 7 ngày gọi là ra huyết.

Do đó, khi theo dõi bằng sổ sẽ thấy được những bất thường và đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời nhất. Hơn nữa, khi có sổ theo dõi, đi khám đưa cho bác sĩ, bác sĩ sẽ biết được vấn đề đó như thế nào để tư vấn và điều trị”, tiến sĩ Minh Loan hướng dẫn.

Bé gái 13 tuổi ra máu amp;#34;vùng kínamp;#34; 20 ngày: Những biểu hiện kinh nguyệt ở trẻ cần lưu ý - 3

Trẻ bị rối loạn kinh nguyệt nếu không được chăm sóc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Chu kỳ kinh nguyệt như thế nào là bị rối loạn?

Có khá nhiều biểu hiện rối loạn khác nhau. Dưới đây là những biểu hiện bất thường của chu kì kinh nguyệt:

- Vô kinh nguyên phát: Đây là tình trạng xảy ra khi các trẻ nữ đã quá 15 tuổi mà vẫn chưa có kinh nguyệt.

- Vô kinh thứ phát: Các em đã có kinh nguyệt đều đặn từ trước nhưng có giai đoạn quá 3 tháng liên tục mà chưa có kinh hoặc quá 6 tháng liên tục chưa hành kinh nếu trước đó kinh không đều.

- Rong kinh: Nếu thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày.

- Rong huyết: Ra máu không liên quan đến chu kỳ kinh.

- Kinh ít: Lượng máu kinh ra rất ít.

- Kinh nhiều: Lượng máu kinh nhiều hơn bình thường.

- Kinh thưa: Vòng kinh dài trên 35 ngày.

- Kinh mau: Vòng kinh ngắn dưới 21 ngày.

- Băng kinh: Máu kinh ra rất nhiều, trên 150ml trong thời gian một vài ngày gây choáng váng, mệt mỏi đôi khi bị ngất xỉu.

- Thống kinh: Đau bụng nhiều khi hành kinh, có thể bị mệt mỏi và ảnh hưởng sinh hoạt.

Nếu có một trong các biểu hiện trên, cần phải đến cơ sở y tế để được kiểm tra, tư vấn.

Một số gợi ý giúp kinh nguyệt trẻ vị thành niên đều đặn và ổn định

- Điều chỉnh chế độ tập luyện phù hợp, sinh lý cơ thể sẽ trở về bình thường giúp kinh nguyệt được điều hòa trở lại.

- Xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, giàu canxi và vitamin, chất khoáng. Chế độ lành mạnh đảm bảo cơ thể khỏe mạnh và cân bằng tâm sinh lý giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt trở về bình thường.

- Tránh căng thẳng hoặc ăn uống không điều độ, không sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, ma túy... Vì những yếu tố này sẽ làm cơ thể tiết ra một số hormone ảnh hưởng đến kinh nguyệt của bạn.

Ngoài ra, trẻ vị thành niên khi có kinh nguyệt cũng cần lập sổ theo dõi về chu kỳ kinh:

- Ngày bắt đầu có kinh

- Ngày hết ra máu kinh

- Số băng vệ sinh thay trong 1 ngày

- Thời gian có kinh lần tiếp theo.

Mời quý vị độc giả đón đọc bài tiếp theo: "Trẻ bỏ ăn cùng với những biểu hiện này, cha mẹ cần đưa đi khám gấp trước khi quá muộn" vào lúc 6 giờ sáng ngày 15/6 (thứ 2) trên chuyên mục Sức khỏe.

Cách ly với người thân, ôm điện thoại xem thần tượng Hàn Quốc, bé gái nhập viện vì tâm thần
Sau thời gian dài ôm điện thoại, cháu H. đã phải nhập viện và được chẩn đoán bị trầm cảm, phải có biện pháp can thiệp ngay lập tức.
Lê Phương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dậy thì