Căn bệnh khiến ca sĩ Ưng Hoàng Phúc phải ký giấy “sinh tử” nguy hiểm thế nào?

Ngày 02/07/2020 09:00 AM (GMT+7)

Bệnh thoát vị đĩa đệm mà Ưng Hoàng Phúc mắc là căn bệnh nhiều người mắc phải. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách, sẽ dẫn đến hệ lụy rất nguy hiểm.

Chia sẻ với báo giới, ca sĩ Ưng Hoàng Phúc cho biết, bản thân mắc căn bệnh thoát vị đĩa đệm từ lâu và bị ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống. Vì căn bệnh này, đã có lúc tưởng chừng nam ca sĩ phải buông bỏ sự nghiệp, thậm chí có thời điểm vì quá đau mà Ưng Hoàng Phúc phải ký giấy “sinh tử” để phẫu thuật. Nghĩa là, trong trường hợp bệnh nhân không may chết cũng không được kiện y bác sĩ và bệnh viện vì khi ký giấy, bệnh nhân và người thân đã được nghe giải thích về cuộc phẫu thuật cũng như những nguy cơ có thể gặp phải. Với tình trạng bệnh của Ưng Hoàng Phúc, tỉ lệ phẫu thuật thành công là 50:50.

Nam ca sĩ chia sẻ, ban đầu anh nghĩ thoát vị đĩa đệm thì chỉ cần cắt bỏ phần lồi của đĩa đệm để nó không chèn vào dây thần kinh sau lưng nữa là được nhưng điều đó chỉ tạm thời làm giảm đau, còn xương bị lệch thì sẽ vẫn tiếp tục đẩy đĩa đệm lồi ra. Nguyên nhân của căn bệnh này có thể là do sai tư thế trong sinh hoạt, ngồi xe lâu hoặc tập luyện không đúng cách.

Căn bệnh khiến ca sĩ Ưng Hoàng Phúc phải ký giấy “sinh tử” nguy hiểm thế nào? - 1

Ca sĩ Ưng Hoàng Phúc bị thoát vị đĩa đệm nặng.

Vậy, thoát vị đĩa đệm là căn bệnh như thế nào? Có gây ra những biến chứng nguy hiểm gì không và phải điều trị ra sao? Về vấn đề này, thạc sĩ, bác sĩ Trần Quốc Khánh (Bệnh viện Việt Đức) cho biết thoát vị đĩa đệm là bệnh lý khá phổ biến và ngày càng trẻ hóa.

Theo bác sĩ Khánh, thoát vị đĩa đệm là bệnh lý khi đĩa đệm nằm giữa 2 đốt sống bị trượt, lệch ra khỏi vị trí ban đầu do thoái hoá tuổi già, làm việc sai tư thế hay tai nạn, chấn thương vùng cột sống.

XEM VIDEO: Ưng Hoàng Phúc nói lời ngọt ngào với bà xã Kim Cương.

Thoát vị đĩa đệm không phải căn bệnh nan y nhưng mức độ nguy hiểm của bệnh này là nỗi ám ảnh với nhiều người bệnh. Nếu không được chữa trị, bệnh sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Rối loạn cảm giác do chèn ép thần kinh; rối loạn cơ thắt; teo cơ chân tay, thậm chí liệt hoàn toàn.

Thạc sĩ Khánh chia sẻ, khi bị thoát vị đĩa đệm có người đau đến mức điện thoại ngay cạnh cũng không với được, đó gọi là thoát vị cấp. Còn trường hợp thoát vị ở cổ sẽ khiến việc cầm nắm rất yếu, cầm đũa, nắm tay người khác cũng khó, đó là dấu hiệu liệt không hoàn toàn. Thậm chí có người đi dép rơi ra, nâng chân khó khăn, rối loạn đại tiểu tiện, đó là hậu quả muộn của bệnh thoát vị đĩa đệm.

Căn bệnh khiến ca sĩ Ưng Hoàng Phúc phải ký giấy “sinh tử” nguy hiểm thế nào? - 2

Thoát vị đĩa đệm có thể để lại hậu quả rất nặng nề.

Để điều trị thoát vị đĩa đệm, tuỳ theo mức độ nặng nhẹ, các bác sỹ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị triệu chứng hay phẫu thuật. Hiện nay có một số phương pháp điều trị như:

Điều trị bằng thuốc: Các loại thuốc giảm đau, giãn cơ, chống viên hay các thuốc chuyên về xương khớp.

Điều trị vật lý trị liệu: Đây là phương pháp phổ biến và hiệu quả cao gồm massage, châm cứu, liệu pháp nhiệt, v.v.. Các phương pháp vật lý trị liệu này xuất phát nhiều từ y học truyền thống phương Đông.

Mổ thoát vị đĩa đệm: Biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm này được áp dụng cho những bệnh nhân không đáp ứng với việc điều trị bảo tồn từ 6 tháng đến 1 năm.

Đối với những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, bác sĩ Khánh lưu ý rằng khi có bất kể vấn đề gì về xương khớp, cột sống đều phải đi khám sớm để được phát hiện và điều trị kịp thời.

Không nên nghe lời mách bảo rồi tự điều trị. Đây là việc làm hết sức nhuy hiểm, ảnh hưởng đến quá trình điều trị sau này, thậm chí gây biến chứng rất nguy hiểm.

Trong trường hợp được chỉ định xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu nên tìm đến trung tâm chính thống và được đào tạo bài bản tại những viện Y học cổ truyền-trung tâm phục hồi chức năng có giấy phép hoạt động chính thức của Bộ Y tế.

Cô gái 18 tuổi đã bị thoát vị đĩa đệm, chỉ vì thói quen rất nhiều người trẻ đang mắc
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có phải là bệnh của người già? Điều này dường như đã thay đổi. Tuần trước, bác sĩ Hạ Đông Đông, Khoa Xương khớp...
Lê Phương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các bệnh thường gặp