Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có phải là bệnh của người già? Điều này dường như đã thay đổi. Tuần trước, bác sĩ Hạ Đông Đông, Khoa Xương khớp của Bệnh viện số một thành phố Ninh Ba đã phấu thuật cho một nữ sinh 18 tuổi bị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Tiểu Hồng năm nay 18 tuổi, còn đang là học sinh phổ thông. Vài tháng trước, Tiểu Hồng phát hiện một chân thường xuyên bị đau, khi mới bắt đầu, triệu chứng đau lúc có lúc không, do đó Tiểu Hồng cũng không mấy quan tâm. Sau một thời gian, chân đau càng nghiêm trọng hơn, chỉ cần đi bộ cũng thấy đau. Sau đó, Tiểu Hồng lại cảm nhận thấy, khi vận động không những chân bị đau, vùng eo cũng rất khó chịu.
Mới đầu, mọi người trong gia đình cũng không ngờ Tiểu Hồng bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, còn cho rằng Tiểu Hồng vì trong khi tập thể dục, khởi động không tốt mới dẫn đến bị đau ở chân và eo. Chỉ đến khi ảnh hưởng lớn đến việc đi lại hàng ngày, gia đình mới đưa Tiểu Hồng đến bệnh viện để khám. Bác sĩ chẩn đoán cô bé bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, lúc này mới khiến gia đình của Tiểu Hồng kinh ngạc.
Bác sĩ Hạ Đông Đông nói: "Các đốt sống thắt lưng thứ tư và thứ năm của Tiểu Hồng nhô lên rất nghiêm trọng, các đốt sống thắt lưng bị vỡ. Đau chân và đi lại bất tiện, chủ yếu là do đốt sống thắt lưng nhô lên ép các dây thần kinh dẫn đến”. Cuối cùng, bác sĩ đã phải phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, mới có thể làm giảm sự chèn ép dây thần kinh của cột sống thắt lưng.
Nguyên nhân gì khiến Tiểu Hồng bị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?
Tiểu Hồng vẫn còn trẻ tại sao lại bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nghiêm trọng đến như vậy? Sau khi hỏi tỉ mỉ về lịch sử sinh hoạt hàng ngày của Tiểu Hồng, bác sĩ được biết. Bắt đầu từ khi học cấp 2, Tiểu Hồng đã có điện thoại di động của riêng mình. Mỗi ngày, lúc ngồi, nằm cũng đều chơi điện thoại, thậm chí chơi liên tục 3, 4 tiếng.
Tiểu Hồng chơi điện thoại mọi lúc mọi nơi, thậm chí khi nhập viện cũng không thể rời xa điện thoại.
Nếu là ngày nghỉ không phải đi học, thời gian sử dụng điện thoại của Tiểu Hồng càng nhiều. Dùng điện thoại di động đã trở thành một phần tỏng cuộc sống của cô bé, ngay khi cả đã nhập viện, Tiểu Hồng cũng không rời xa chiếc điện thoại.
Bác sĩ Hạ nói rằng: "Trước đây, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng phổ biến hơn ở người trung niên và người già, và ở những nhóm người cụ thể, chẳng hạn như tài xế taxi, mỗi ngày ngồi lái xe hơn chục giờ. Hiện nay, vì thời gian dài sử dụng điện thoại di động và các thói quen không tốt khác, người trẻ càng ngày càng nhiều bạn trẻ mắc căn bệnh này”.
Nếu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng không được chữa trị đúng cách, tình trạng này dễ lặp lại và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống bình thường. Ngoài lao động chân tay nặng nhọc, môi trường lạnh và tập thể dục không đúng cách, ngồi nhiều và đứng lâu thường là nguyên nhân chính gây ra bệnh bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ở người trẻ.
Chơi điện thoại di động trong thời gian dài còn ảnh hưởng đến cột sống cổ
Giống như Tiểu Hồng, chơi điện thoại di động vài giờ mỗi ngày, vì tập trung xem, đại đa số giữ nguyên một tư thế, gây áp lực lên một số đĩa đệm giữa thắt lưng và cuối cùng gây bệnh. Trên thực tế, chơi điện thoại di động trong một thời gian dài không chỉ làm tổn thương cột sống thắt lưng mà còn ảnh hưởng đến cột sống cổ.
Cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Sống lành mạnh: Luôn duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý; thường xuyên tập thể dục rèn luyện đề có một cơ thể khỏe mạnh và cột sống vững chắc.
Duy trì cân nặng bình thường. Cải thiện điều kiện làm việc, hạn chế mọi nguy cơ bị chấn thương khi lao động, tham gia giao thông, các vận động, chơi điện thoại di động, động tác thể thao quá mức và kéo dài,…
Vận động đúng cách: Giữ gìn tư thế cột sống đúng trong sinh hoạt hằng ngày. Trẻ em cần ngồi học đúng tư thế để phòng tránh tật gù vẹo cột sống có thể gây thoát vị đĩa đệm sau này. Khi vác vật nặng, không để vặn cột sống mà nên gập gối, thẳng lưng, bê vật gần người nhất.
Tư thế đúng khi bệ vật nặng trạnh gây hại cho cột sống
Nếu phải đứng lâu, nên dùng ghế tựa thấp để chân, thay đổi chân từng bên cứ 5-10 phút đặt lên ghế/lần. Nếu phải ngồi lâu. nên có thời gian nghỉ để tránh căng cứng các cơ. Khi ngồi làm việc có thể để gác chân cao hơn 1 chút so với háng. Dùng ghế xoay để hạn chế xoắn vặn cột sống. Tránh đi giày, guốc quá cao. Nên dùng giày dép vật liệu mềm.