Dầu dừa vốn thường được xem là loại dầu lạnh mạnh được dùng nhiều trong làm đẹp và nấu nướng nhưng cũng có thể gây ra những tác hại không hề nhỏ với sức khỏe khi lạm dụng.
Dầu dừa rất lành nên có thể được sử dụng trong rất nhiều việc như dùng làm kem dưỡng ẩm da, dưỡng tóc hay dùng trong nấu ăn hay đôi khi còn để chữa trị một số bệnh.
Và mặc dù nó đã được coi là một loại dầu lành mạnh và phổ biến, vẫn còn quá nhiều điều chúng ta chưa biết về những lợi ích và tác dụng phụ của việc sử dụng nó. Việc tiêu thụ quá nhiều dầu dừa có thể dẫn tới những bất lợi mà bạn không bao giờ ngờ tới.
Nếu bạn có 6 dấu hiệu dưới đây sau khi dùng dầu dừa thì tốt nhất nên ngừng lại ngay để bảo vệ sức khỏe bản thân.
1. Da nổi mụn
Dầu dừa có thể gây ra mụn đầu đen và làm tắc nghẽn lỗ chân lông trên da của bạn. Đối với những người bị mụn trứng cá và những người có làn da dầu, dầu dừa có thể không phải là sự lựa chọn tốt nhất.
Bác sĩ da liễu David Lortscher cho biết: "Tôi không khuyến khích bệnh nhân bị mụn sử dụng dầu dừa. Theo kinh nghiệm của tôi, nhiều người sẽ thấy rằng lỗ chân lông bị tắc và mụn bắt đầu xuất hiện hoặc trở nên tồi tệ hơn khi dùng dầu dừa trên da mặt".
Dầu dừa có thể kháng khuẩn, giúp giảm bớt mụn trứng cá nhưng sử dụng lâu dài thực sự có thể khiến da bạn trở nên tồi tệ hơn.
2. Tăng cholesterol
Mặc dù nhiều người coi dầu dừa là tốt cho sức khỏe, nhưng nó thực sự đã được chứng minh là có tác động tiêu cực đến cholesterol và sức khỏe tim mạch.
Sau khi xem xét nhiều thử nghiệm lâm sàng về việc tiêu thụ dầu dừa, một báo cáo từ Circulation kết luận rằng dầu dừa làm tăng đáng kể mức cholesterol LDL (hay còn gọi là "cholesterol xấu") khi so sánh với các loại dầu khác như dầu cọ, ô liu và dầu hạt nho.
3. Tăng cân
Điều đáng ngạc nhiên là mặc dù dừa được nhiều người coi là một lựa chọn dầu lành mạnh, nhưng khoảng 80% đến 90% trong số đó được tạo thành từ chất béo bão hòa, tức là khoảng 11 gam chất béo/muỗng canh dầu dừa.
Do có liên quan đến cholesterol cao và bệnh tim mạch, Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) khuyên bạn nên cố gắng hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa và thậm chí đề nghị chỉ nên tiêu thụ ở mức dưới 6% tổng lượng calo hàng ngày.
Theo một báo cáo từ Nutrition Reviews, việc tiêu thụ dầu dừa có thể so sánh với việc tiêu thụ hầu hết các chất béo bão hòa khác và vẫn chưa có đủ nghiên cứu để xác định xem nó có nên được coi là một lựa chọn lành mạnh hơn hay không.
4. Bị tiêu chảy
Đối với một số người, ăn quá nhiều dầu dừa có thể gây khó chịu nhẹ ở dạ dày. Một báo cáo nghiên cứu được công bố trên tạp chí y học Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine thực hiện trên 32 người thường xuyên tiêu thụ dầu dừa hai lần một ngày trong tám tuần. Kết quả cho thấy trong số những người tham gia này, khoảng 72% bị tiêu chảy, trong khi chỉ có khoảng 19% báo cáo bị đau bụng.
Tuy nhiên, nghiên cứu này có mặt hạn chế vì những người tham gia chỉ trong độ tuổi từ 18 đến 25, vì vậy vẫn cần phải nghiên cứu thêm về tác động của việc tiêu thụ quá nhiều dầu dừa đối với các nhóm tuổi khác.
Bất kể tuổi tác của bạn là bao nhiêu, nếu bạn gặp phải những tác dụng phụ liên quan đến dạ dày sau khi ăn dầu dừa, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang tiêu thụ quá nhiều dầu dừa.
5. Dị ứng
Ngay cả khi bạn không nhận thấy phản ứng dị ứng khi ăn dừa, có thể da của bạn sẽ phản ứng tiêu cực khi sử dụng dầu dừa.
Chuyên gia dinh dưỡng Chelsea Clarke nói: “Mặc dù dừa không phải là một chất gây dị ứng thực phẩm thường gặp, nhưng nó thực sự là một chất gây kích ứng da phổ biến hơn".
Vì dầu dừa có mặt trong nhiều sản phẩm chăm sóc da, mọi người nên lưu ý rằng dị ứng nhẹ với dừa có thể gây phát ban. Trong trường hợp dị ứng thực phẩm, việc ăn phải chất gây dị ứng có thể gây ra các phản ứng nhẹ hoặc đe dọa tính mạng, từ phát ban đến sốc phản vệ. Vì vậy, điều quan trọng là phải cẩn thận khi sử dụng dừa như một sản phẩm chăm sóc da nếu bạn có phản ứng bất lợi khi ăn nó và ngược lại.