Bác sĩ cảnh báo 6 thói quen phụ nữ cần thay đổi để không mắc bệnh phụ khoa

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 12/06/2022 09:30 AM (GMT+7)

Một số thói quen tưởng chừng rất đơn giản hàng ngày vô tình có thể gây nên những vấn đề nguy hiểm tới sức khỏe sản phụ khoa của chị em, nên biết sớm để điều chỉnh.  

Bác sĩ Lê Thị Kim Dung

Chuyên khoa: Sản phụ khoa

Nơi công tác: Viện Sức khỏe sinh sản

Xem tất cả bài viết của chuyên gia

Đối với phụ nữ, việc chăm sóc vùng kín rất quan trọng, không chỉ giúp bảo vệ hệ thống sinh sản, tránh viêm nhiễm mà còn tác động lớn đến đời sống lứa đôi. Bác sĩ Lê Thị Kim Dung - Phụ trách phòng khám sản phụ khoa (TT Y tế Lao động Thái Hà, Bệnh viện Nông nghiệp) ví von: “Chăm sóc vùng kín cũng quan trọng và cần thực hiện đúng cách như việc đánh răng hàng ngày. Một ngày không quan tâm, vệ sinh thì “cô bé” sẽ bốc mùi và gây ra những hệ lụy khôn lường. Tương tự nếu chăm sóc không đúng cách sẽ hỏng cả hàm răng”.

Theo bác sĩ Dung, ngày nay đa số chị em đều nhận thức và biết được tầm quan trọng của việc chăm sóc vùng kín, tuy nhiên vẫn còn không ít người có thói quen đi vệ sinh chưa hợp lý, dễ gây bệnh phụ khoa. 

Bác sĩ Kim Dung chỉ ra những thói quen không tốt khi đi vệ sinh nhiều chị em hay gặp phải: 

- Lau, chùi ngược khi đi đại tiện: Đây là thói quen đã được cảnh báo rất nhiều, tuy nhiên không ít người vẫn thực hiện, để lại hậu quả nặng nề. Bác sĩ Dung cho biết, đã có trường hợp nữ bệnh nhân còn khá trẻ, chưa từng quan hệ với ai nhưng đến khám vì bị viêm nhiễm phụ khoa nặng.

Việc lau chùi nhiều lần, lau từ sau ra trước khi đi vệ sinh là thói quen gây hại cần thay đổi. (Ảnh minh họa)

Việc lau chùi nhiều lần, lau từ sau ra trước khi đi vệ sinh là thói quen gây hại cần thay đổi. (Ảnh minh họa)

Sau khi khám và hỏi chuyện, bác sĩ Dung nhận định nguyên nhân khiến âm đạo cô gái bị viêm là do nhiễm chất bẩn từ thói quen lau chùi từ sau ra trước khi đi đại tiện. Theo bác sĩ Dung, việc này khiến các chất cặn bã (chất bẩn) có chứa vi khuẩn từ hậu môn xâm nhiễm lên niệu đạo, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo, đường tiết niệu. Đặc biệt, với phụ nữ, khoảng cách giữa hậu môn và niệu đạo rất ngắn, nên việc viêm nhiễm càng dễ dàng hơn.

- Lau chùi nhiều lần: Bác sĩ Dung chia sẻ, qua hỏi chuyện các bệnh nhân đến khám, đa số mọi người đều rất sợ bị viêm âm đạo, do vậy khi đi vệ sinh đều lau chùi nhiều lần và kỹ càng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng chính thói quen này cũng là nguy cơ gây họa.

“Việc lau chùi nhiều lần, đặc biệt là khi dùng giấy vệ sinh không đảm bảo, cứng và thô giáp sẽ vô tình gây kích ứng vùng da quanh hậu môn, âm đạo. Từ đó có thể gây xước hoặc làm tổn thương da, đó chính là điều kiện để vi khuẩn xâm nhập, vì đây là vùng nhạy cảm, thường xuyên ẩm ướt”, bác sĩ Dung cảnh báo.

Lời khuyên: Từ hai thói quen trên, bác sĩ Dung khuyến cáo chị em khi đi đại tiện nên lau từ trước ra sau, không chà xát mạnh và lau quá nhiều lần. “Nếu đúng về mặt khoa học thì mỗi lần đi vệ sinh nên rửa vùng kín là tốt nhất”, bác sĩ Dung tư vấn.

Xem điện thoại khi đi vệ sinh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. (Ảnh minh họa)

Xem điện thoại khi đi vệ sinh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. (Ảnh minh họa) 

- Sử dụng vòi xịt: Hiện nhiều bác sĩ tư vấn chị em nên rửa vùng kín mỗi khi đi vệ sinh, nhưng chưa tư vấn cụ thể khiến không ít chị em mắc phải sai lầm là dùng vòi nước áp lực mạnh để rửa phần phụ.  Hành động này không có lợi vì vòi xịt đó ngoài đẩy các chất bẩn vào trong, còn gột rửa hết nhữ ng vi khuẩn có lợi, làm cho âm đạo khô. Thực tế, bác sĩ Dung đã từng tiếp nhận bệnh nhân đến khám và điều trị về vấn đề này.

Việc dùng vòi xịt sẽ khiến âm đạo bị khô và đẩy chất cặn bã vào sâu bên trong. (Ảnh minh họa)

Việc dùng vòi xịt sẽ khiến âm đạo bị khô và đẩy chất cặn bã vào sâu bên trong. (Ảnh minh họa)

Lời khuyên: Nên dùng vòi nước thông thường rửa vùng kín mỗi lần đi vệ sinh, nếu ở gia đình có thể dùng dụng cụ sẵn có như xô, chậu để rửa và phải lau khô sau khi rửa. 

- Dùng khăn chung: Hiện nay, tại các khách sạn, nhà vệ sinh chung ở cơ quan, công sở thường bố trí khăn lau cho mọi người sử dụng sau khi đi vệ sinh. Bác sĩ Kim Dung cảnh báo, cả nam và nữ tuyệt đối không nên sử dụng, nhất là chị em. Bởi đó chính là nguồn cơn lây nhiều căn bệnh ở vùng sinh dục rất nguy hiểm. 

Cụ thể, nếu lau tay bằng khăn dùng chung đó, sau đó dùng tay để cầm dương vật đi vệ sinh ở nam giới, hoặc cầm vào giấy lau â m đạo ở phụ nữ sẽ có nguy cơ lây lan các bệnh nguy hiểm như nấm, sùi mào gà…

Lời khuyên: Tốt nhất sau khi đi vệ sinh nên rửa tay, có thể dùng các máy sấy trong nhà vệ sinh hoặc dùng giấy một lần lau rồi bỏ thùng rác.

Việc không cho vứt giấy vệ sinh vào bồn cầu là ngược đời. (Ảnh minh họa)

Việc không cho vứt giấy vệ sinh vào bồn cầu là "ngược đời". (Ảnh minh họa)

- Vứt giấy vệ sinh vào sọt rác: Theo bác sĩ Dung, hiện nay ở rất nhiều cơ quan, công sở trong nhà vệ sinh luôn có biển báo “cấm (không) vứt giấy vệ sinh vào bồn cầu”. Điều này là “ngược đời”, bởi nếu giấy vệ sinh dùng đúng chức năng của nó sẽ tan và trôi theo nước khi xả bồn cầu.

Ngược lại, nếu vứt giấy vệ sinh vào thùng rác, nhất là với chị em đi đại tiện, tiểu tiện đều có thói quen lau chùi thì rất kinh hoàng. Khi đó, nhà vệ sinh không khác gì bãi rác, đó là chưa kể mùi hôi thối bốc lên nồng nạc, gây mất mỹ quan, ô nhiễm và lâu dần sẽ sinh bệnh. Thậm chí, nó còn làm ảnh hưởng đến cả tâm lý chị em, sợ không dám đi vệ sinh vì bẩn, việc nhịn đi vệ sinh sẽ gây nên các bệnh về tiết niệu, tiêu hóa.

Lời khuyên: Chị em nên có ý thức trong giữ vệ sinh chung, chỉ dùng giấy vệ sinh đúng nghĩa để lau sau khi đi vệ sinh. Với chị em đến ngày hành kinh, cần chuẩn bị dụng cụ như túi bóng để cất kín băng vệ sinh cho vào thùng rác, không vứt băng vệ sinh xuống bồn cầu. 

Dáng ngủ có vẻ vô duyên nhưng giúp phụ nữ giảm cân, ngừa bệnh phụ khoa, tăng tuổi thọ
Nhắc đến tư thế ngủ này, có thể nhiều chị em sẽ cảm thấy xấu hổ. Tuy nhiên, lợi ích sức khỏe mà nó đem lại cho bạn rất lớn, vì vậy, đừng quá ngại...

Sống khỏe

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bác sĩ Lê Thị Kim Dung