Với những trẻ thừa cân, béo phì có nên cho trẻ giảm cân cấp tốc hay cứ để trẻ ăn thoải mái lớn lên sẽ cân bằng? PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Ninh - nguyên Trưởng khoa Vi chất (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) sẽ giải đáp về vấn đề này.
Phó Viện Trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Năm nay con gái em 12 tuổi, nhìn bề ngoài đã thấy cháu bị thừa cân, đi khám cháu được xác định bị béo phì độ 1. Vì điều này nên khi đi học, cháu bị bạn bè trêu trọc. Gia đình em hiện có những ý kiến trái chiều, đa số mọi người đều cho rằng cần bắt cháu nhịn hoặc giảm đồ ăn béo, dầu mỡ để giảm cân không sẽ sinh nhiều bệnh. Tuy nhiên, một số người lại khuyên kệ cháu ăn uống thoải mái vì cháu đang tuổi lớn nên cứ để cháu phát triển tự nhiên, sau này trưởng thành sẽ thon gọn chứ không bị béo nữa.
Thực tình em cũng rất mong cháu giảm cân, để đỡ tự ti với bạn cùng lớp. Nhưng trước những luồng ý kiến như vậy, em phân vân không biết đi theo hướng nào. Xin bác sĩ tư vấn giúp em có nên áp dụng chế độ giảm cân cấp tốc cho cháu không?
Xin cảm ơn bác sĩ!
Cả hai ý kiến giảm cân cấp tốc và mặc kệ trẻ ăn thoải mái sau này sẽ thon gọn đều là sai lầm và bạn không thể áp dụng cho con được. Nếu áp dụng sẽ gây ra những hệ lụy nguy hiểm đến sức khỏe.
Thực tế, tại nơi chúng tôi làm việc, rất nhiều trường hợp đưa con đến xin tư vấn giảm cân cấp tốc, tuy nhiên chúng tôi đều không khuyến khích việc này, trừ trường hợp tăng cân quá mức nếu không giảm sẽ ảnh hưởng cấp tính tới sức khỏe. Trong khi con bạn chưa phải béo phì quá mức nên không cần giảm cân cấp tốc.
Chúng ta cần phải hiểu, việc giảm cân ở trẻ khác với người lớn. Ví dụ, một trẻ đang học tiểu học có cân nặng 70kg sẽ là thừa cân, nhưng không thể bắt trẻ trong 1 tháng giảm xuống còn 60kg. Khi đó, chúng ta cần hướng tới thay đổi chế độ ăn phù hợp cho trẻ, đặc biệt là những chất sinh nhiều năng lượng, không tốt nhưng trẻ lại rất thích ăn như đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, nước ngọt… Mặt khác, vẫn phải cho trẻ ăn những thực phẩm tốt cho sự phát triển như nhóm chất béo, chất đạm, chất xơ, vitamin...
Việc giảm cân cấp tốc hay để trẻ ăn thoải mái đều không đúng.
Mục đích của việc làm này không phải để trẻ giảm cân cấp tốc, mà để trẻ không tiếp tục tăng cân nhưng vẫn có đủ dinh dưỡng để phát triển cơ thể.Đây là độ tuổi trẻ đang phát triển chiều cao, rất cần ăn đủ chất, nếu kiêng khem quá mức sẽ dẫn tới loãng xương, thiếu vitamin và khoáng chất… Khi đó, cơ thể trẻ ngừng phát triển, thậm chí còn phát sinh ra nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Một số người lại có quan điểm rằng trẻ thừa cân không cho ăn mỡ vì như thế sẽ càng béo hơn. Điều này cũng là sai lầm, vì mỡ là thành phần quan trọng để xây dựng màng tế bào, hormone cho sự phát triển của cơ thể trẻ, nhất là tuổi dậy thì. Giai đoạn trẻ dậy thì nhu cầu dùng mỡ còn cao hơn cả người lớn, thậm chí gấp đôi người lớn.
Tóm lại, nếu trẻ có hiện tượng thừa cân, béo phì mà chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thì không cần áp dụng chế độ giảm cân cấp tốc. Việc cần làm là không để trẻ tăng cân. Muốn làm được điều này phải dựa vào 3 yếu tố đó là bản thân trẻ, bác sĩ và gia đình. Tất cả cùng kết hợp mới mang lại hiệu quả.
Mọi thắc mắc của bạn độc về các vấn đề sức khỏe sẽ được các chuyên gia tư vấn trong những bài tiếp theo. Mời quý đọc giả đón đọc các bài Hỏi đáp bác sĩ vào các ngày thứ 3-5 hàng tuần trên mục Sức khỏe. |
Tin liên quan
Một cô gái trẻ đã giảm được 23 kg trong vòng nửa năm, vóc dáng trở nên mảnh mai hơn nhưng không ngờ tóc rụng đột ngột, kinh nguyệt không...
Rửa chén bát tưởng chừng là công việc đơn giản, ai cũng có thể làm được. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng cách có thể sẽ gây nhiều ảnh...
Chiều 22/2, BVĐK Thanh Vũ Medic Bạc Liêu cho biết vừa can thiệp cứu sống 1 trường hợp bị vỡ gan, chảy máu ổ bụng, xuất huyết nội do dùng dây...
Ăn nhiều mà không béo, giảm cân nhanh mà không gây hại cho sức khỏe có lẽ là ước mong của không ít người, nhất là phụ nữ và nhiều người vẫn...
Tin bài cùng chủ đề Béo phì ở trẻ
Đứa trẻ xinh xắn, đáng yêu ngày nào giờ diện mạo thay đổi khiến bà mẹ "dụi mắt mấy lần" cũng khó nhận ra.
Bệnh trẻ em khác