Khi trẻ có các dấu hiệu bất thường ở vùng kín, phụ huynh cần bình tĩnh quan sát để xác định khi nào cần đưa con đi khám, khi nào nên theo dõi thêm, tránh quá hoang mang gây ảnh hưởng tới tâm lý trẻ.
Chuyên khoa: Sản phụ khoa
Nơi công tác: Viện Sức khỏe sinh sản
Mẹ tha lôi con gái 4 tuổi đi khắp nơi khám vì vùng kín ra dịch
Khi thấy con gái nhỏ bỗng ra dịch bất thường ở vùng kín, không ít phụ huynh lo lắng và cho rằng con mình có khả năng bị xâm hại hoặc mắc bệnh nên vội vàng đưa đi khám. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, trong trường hợp này, bố mẹ cần bình tĩnh để không ảnh hưởng đến tâm lý của con và tránh tốn tiền bạc vào những việc không đáng.
Bác sĩ Lê Thị Kim Dung - Phụ trách phòng khám sản phụ khoa (Trung tâm Y tế lao động Thái Hà, Bệnh viện Nông Nghiệp) chia sẻ, bác sĩ vừa gặp một ca bệnh khá đặc biệt khiến bà “vừa giận, vừa thương”. Đó là một cháu bé 4 tuổi ở Hà Nội, được mẹ đưa đi khám khắp vì “vùng kín” của trẻ ra dịch nhầy.
Người mẹ này chia sẻ, cách đây khoảng 2 tháng, khi thấy âm đạo con có dịch nhầy, chị rất lo lắng nên đã đưa con đi khám ở nhiều nơi, thậm chí đăng ký khám ở những bệnh viện đầu ngành về sản khoa tại Hà Nội, hay đến cả phòng khám tư của những bác sĩ sản phụ khoa có tiếng.
Trẻ bị ra dịch âm đạo bố mẹ cần bình tĩnh theo dõi, không nên quá lo lắng. Ảnh minh họa.
Tất cả các kết quả đưa ra người mẹ đều cảm thấy không phù hợp nên tiếp tục đưa con đến nhiều cơ sở khác để khám đối chứng. “Khi đưa con tới gặp tôi, người mẹ này đưa ra hàng loạt các kết quả trước đó. Thậm chí, chị còn sạch sẽ đến mức, khi dẫn con lên bàn khám là dùng giấy lau bàn, lót chỗ cho con rất cẩn thận. Qua việc khám, soi, xét nghiệm… kết quả cuối cùng cho thấy cháu bé bị nhiễm nấm âm đạo”, bác sĩ Dung chia sẻ.
Đối chiếu với các kết quả trước đó, người mẹ đồng ý điều trị cho con. Trong quá trình điều trị, phát hiện “vùng kín” của con tiết ra dịch vàng, người mẹ lập tức gọi điện “chất vấn” bác sĩ và cho rằng "càng chữa càng nặng".
“Thực ra, dịch vàng đó không có gì là bất thường cả. Ki bị nấm và điều trị bằng thuốc thì việc ra dịch vàng trong quá trình điều trị là hết sức bình thường. Sau khi giải thích người mẹ này mới hạ giọng và lắng nghe.
Thế nhưng câu chuyện chưa dừng lại ở đó. Ngày 25/5/2022, người mẹ tiếp tục gửi ảnh và gọi điện cho tôi để thắc mắc về tình trạng ra dịch của cháu bé. Thực tế, hình ảnh cho thấy dịch tiết ra “trong như nước mắt”, chứng tỏ cháu bé không bị viêm hay mắc bệnh phụ khoa gì, còn người mẹ thì vẫn nằng nặc muốn đưa con đến khám tiếp”, bác sĩ Dung tâm sự.
Bác sĩ Dung cho rằng, người mẹ đã quá lo lắng đến mức không còn tin tưởng các bác sĩ khi thăm khám cho con mình. “Thực sự với trường hợp này, tôi “vừa giận, vừa thương” và không biết tới đây người mẹ còn tha lôi con đi khám ở những đâu nữa, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của trẻ”, bác sĩ Dung nói.
Bác sĩ Dung cho biết, trường hợp người mẹ trên quá lo lắng nên tha lôi con đi khắp nơi khám bệnh.
Dịch âm đạo ở trẻ liệu có bất thường?
Bác sĩ Kim Dung cho biết, việc trẻ nhỏ ra dịch âm đạo không phải là vấn đề nghiêm trọng, điều quan trọng nhất là phải phân biệt rõ để khi nào đưa đi khám, khi nào không.
Theo đó, trường hợp trẻ ra dịch âm đạo có màu xanh, vàng, trắng dạng mủ kèm theo tình trạng ngứa ngáy thì cần phải đưa đến cơ sở y tế để thăm khám. Bởi khi đó có thể vùng kín của trẻ bị viêm nhiễm hoặc bị nấm âm đạo, cũng có thể do quá trình dùng thuốc trước đó cũng khiến âm đạo tiết ra dịch. Trường hợp bé gái trên là một ví dụ điển hình.
Khi trẻ ra dịch màu trắng, nhất là vào buổi sáng và không có mùi lạ thì không cần lo lắng, nên theo dõi thêm, không nhất thiết phải đi khám ngay. Bác sĩ cho rằng, trường hợp này có thể là do đêm giun kim chui ra từ hậu môn rồi đi ngược lên âm đạo khiến cho trẻ bị ra dịch. Để phòng giun kim, tốt nhất phụ huynh nên tẩy giun định kỳ cho trẻ.
Chuyên gia sản phụ khoa này cũng khuyến cáo, khi trẻ bị ra dịch vùng kín, bố mẹ tuyệt đối không tự ý điều trị cho trẻ, nhất là tùy tiện cho trẻ dùng kháng sinh vì nghĩ bị viêm nhiễm. “Tôi đã gặp rất nhiều trường hợp cứ thấy trẻ ngứa là sử dụng kháng sinh đặt âm đạo. Việc tự điều trị không đúng như thế có thể dẫn đến kháng kháng sinh. Khi nhiễm viêm nấm mà điều trị không đúng sẽ khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần và càng về sau điều trị càng khó khăn hơn do vi khuẩn kháng thuốc”, bác sĩ Dung cảnh báo.
Để phòng bệnh phụ khoa cho con, phụ huynh cần vệ sinh hoặc hướng dẫn trẻ vệ sinh đúng cách, tốt nhất sau khi trẻ đi vệ sinh nên rửa rạch, sau đó thấm khô. Không dùng chung khăn tắm với người lớn. Đối với đồ lót, tốt nhất cũng không nên giặt chung vì có thể gây lây nhiễm nấm, thậm chí là làm bệnh truyền nhiễm như từ người lớn sang trẻ nhỏ.
Tin liên quan
Một chiếc bình giữ nhiệt an toàn không chỉ cần khả năng bảo vệ thực phẩm nguyên vẹn mà còn phải sạch sẽ về cấu trúc. Những dấu hiệu hỏng hóc...
Tin bài cùng chủ đề Bác sĩ Lê Thị Kim Dung
Khi chăm sóc vùng kín, rất nhiều chị em vệ sinh cẩn thận từ trong ra ngoài, thậm chí dùng đủ loại dung dịch với mong muốn “cô bé” có sức khỏe tốt nhất. Tuy nhiên, việc vệ sinh quá mức, không...
Bệnh phụ khoa khác