Con người có sinh, lão, bệnh, tử, đây là quy luật tự nhiên. Não bộ của chúng ta cũng vậy, khoảng 22 tuổi não bộ của con người đạt đến đỉnh cao, sau đó bắt đầu lão hóa từ từ.Tuy nhiên, có những người gần trăm tuổi vẫn khỏe mạnh, minh mẫn nhờ bí quyết riêng.
"Hạn sử dụng” của não chỉ 30 năm
Các tế bào não co lại theo cấp số nhân sau 60 tuổi. Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ từng đăng một bài báo chỉ ra rằng bộ não con người bắt đầu lão hóa vào khoảng 30 tuổi, chức năng não bắt đầu suy giảm ở tuổi 40 và co lại với tốc độ 15% mỗi năm sau khi 60 tuổi.
Bộ não cần hoạt động không ngừng nghỉ mỗi ngày, thậm chí có lúc bị quá tải, cộng với sự kích thích của một số bệnh tật, thói quen sinh hoạt không tốt, tinh thần căng thẳng và các yếu tố khác, nên não càng ngày càng bị lão hóa sớm. Làm thế nào chúng ta có thể trì hoãn lão hóa não và giữ cho não khỏe mạnh?
Cụ ông 92 tuổi bảo vệ não bộ và sức khỏe thông qua món ăn này
Một cựu chiến binh tên Vương, từng đến chương trình "Dưỡng sinh đường" của Truyền hình vệ tinh Bắc Kinh, Trung Quốc, đã khiến nhiều người kinh ngạc trước sự minh mẫn nhanh nhẹn ở tuổi 92. Ông Vương có đôi mắt tinh tường, đi lại vững chắc, chân tay không run. Ông chia sẻ bí quyết sống thọ nằm ở bát cháo “bổ thận cường não”. Đó là món cháo lúa mạch óc chó ông Vương sử dụng mỗi ngày.
Cháo yến mạch óc chó mè đen là món ăn yêu thích của ông Vương. (Ảnh minh họa)
Thành phần: 4-5 quả óc chó, một nắm hạt mè đen, một nắm lúa mạch, quả trứng gà nhỏ, một lượng sữa thích hợp.
Chế biến: Các nguyên liệu có thể được nấu trực tiếp với nhau, hoặc có thể dùng máy nghiền nát thành bột nhão, sau đó đun thành cháo để có kết cấu mịn hơn.
Quả óc chó giàu các axit béo thiết yếu giúp cho não bộ luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe liên quan đến não bộ như bệnh Alzheimer.
Hạt mè đen chứa nguồn chất béo lành mạnh mà cơ thể cần để sản xuất năng lượng duy trì và nhiều quá trình sinh lý và sinh học liên quan tới hệ cơ, tim, hệ thần kinh và tế bào máu.
Các loại thực phẩm giúp trì hoãn lão hóa não
1. Các loại hạt: Làm chậm sự tiến triển của chứng sa sút trí tuệ
Các loại hạt là nguyên liệu tốt để nuôi dưỡng não bộ, không chỉ giàu axit béo không no mà còn có tác dụng bảo vệ mạch máu, giúp trì hoãn sự lão hóa của não bộ. Chúng chứa một số nguyên tố vi lượng thông thường và hai chất dinh dưỡng quan trọng - vitamin E và magiê.
Thiếu magie là yếu tố quan trọng dẫn đến chứng sa sút trí tuệ ở người già. Vitamin E có chức năng cải thiện chuyển hóa tế bào não, cải thiện chức năng cung cấp oxy, ngăn ngừa sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh bên ngoài, chống oxy hóa.
Lời khuyên của chuyên gia: Nên ăn các loại hạt đã bóc vỏ, với lượng mỗi ngày khoảng 30 gam.
2. Gan heo: Chống mất trí nhớ
Mỗi tuần ăn gan heo 1 lần giúp bảo vệ não. (Ảnh minh họa)
Gan lợn rất giàu acetylcholine - một trong những thành phần của tế bào thần kinh, có thể trực tiếp xuyên qua hàng rào máu não, tiến vào mạch máu và não để đóng vai trò sinh lý cố định. Nếu cơ thể con người thiếu nó trong thời gian dài có thể dẫn tới sự suy giảm chức năng tế bào thần kinh.
Hàm lượng choline trong lòng đỏ trứng gà cũng khá nhiều, chỉ đứng sau gan lợn.
Lời khuyên của chuyên gia: Ăn gan lợn mỗi tuần một lần, mỗi lần nửa lạng là đủ.
3. Cá biển sâu: Tăng tính lưu động của tế bào não
Cá biển sâu rất giàu axit béo omega-3, có thể làm tăng tính lưu động của màng tế bào thần kinh, chống lại các phản ứng viêm nhiễm trong cơ thể, giảm sự lắng đọng của các protein bất thường, giảm tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer.
Lưu ý: Cá hồi, cá trích, cá ngừ rất giàu axit béo omega-3.
Lời khuyên của chuyên gia: Ăn cá biển sâu 2-3 lần một tuần, mỗi lần nửa lạng có thể đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
4. Quả cam: Bảo vệ khả năng nhận thức
Cam, dứa... đều là những loại quả chứa nhiều chất tốt cho não bộ (Ảnh minh họa)
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi hàm lượng homocysteine trong máu đặc biệt cao, khả năng mắc chứng mất trí nhớ sẽ tăng lên đáng kể. Và homocysteine có một kẻ thù trong quá trình trao đổi chất, đó là axit folic. Axit folic có thể loại bỏ homocysteine, làm giảm nồng độ của nó trong máu và trì hoãn sự xuất hiện của chứng mất trí nhớ.
Lời khuyên của chuyên gia: Cam, dâu tây, dứa, cà rố, kiwi, bông cải xanh và yến mạch rất giàu axit folic, tốt hơn hết là bạn nên bổ sung 200-400 microgam axit folic mỗi ngày.