Mọi người thường hay đùa giỡn rằng “cười không ngậm được miệng” và điều này thực tế hoàn toàn đã xảy ra với một chàng trai trẻ ở Giang Tô, Trung Quốc.
Vài ngày trước, chàng trai 26 tuổi Xiao Chen ở Hoài An, Giang Tô, Trung Quốc tụ tập cùng với bạn bè. Trong lúc chuyện trò, Xiao Chen đã cười “thả phanh” trước câu nói đùa của một người bạn. Tuy nhiên anh không ngờ rằng sau khi cười lớn lại không thể ngậm được miệng.
Lúc đầu, bạn bè còn nghĩ rằng Xiao Chen bày trò trêu chọc nhưng ngay sau đó họ nhận thấy rằng bạn mình thực sự đang gặp vấn đề nên đã mau chóng đưa anh tới bệnh viện. Trên đường đi, Xiao Chen vẫn cố gắng di chuyển miệng và cuối cùng cũng ngậm lại được nhưng hai bên má vẫn bị đau.
Nam thanh niên không ngậm được miệng sau khi cười lớn.
Bác sĩ sau khi kiểm tra nói rằng Xiao Chen bị viêm khớp thái dương hàm còn được gọi là “hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm”. Đây là một căn bệnh gây ra bởi rối loạn chức năng khớp thái dương hàm hoặc tổn thương cấu trúc với các triệu chứng như đau và rối loạn vận động. Một khi bệnh nhân bị viêm khớp thái dương hàm, các biểu hiện ban đầu là đau nhức cục bộ hoặc đau ở khớp, trật khớp và rối loạn vận động.
Bác sĩ Gao Lei – người điều trị cho Xiao Chen cho biết nguyên nhân chính của bệnh là do mệt mỏi quá mức, như thiếu ngủ, căng thẳng quá mức và phương pháp nhai sai. "Ví dụ, ăn thức ăn cứng, nhai kẹo cao su trong một thời gian dài hay dùng răng mở nắp chai,... Những hành động này sẽ gây ra thiệt hại cho các khu vực tương ứng như răng và cơ mặt." bác sĩ Gao Lei giải thích. "Hơn nữa, thời tiết mùa đông, không khí lạnh và các cơ mặt bị hạn chế, việc cung cấp máu cục bộ sẽ không đủ. Lúc này, hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm có nhiều khả năng xảy ra."
Bác sĩ Gao Lei cho biết chàng trai bị rối loạn chức năng khớp thái dương hàm.
Ngoài ra, bác sĩ Gao Lei cho biết nếu viêm khớp thái dương hàm xảy ra không áp dụng chườm nóng, bạn có thể uống thuốc giảm đau chống viêm trước. Nếu miệng của bạn đột nhiên bị kẹt, đừng buộc miệng mở, có thể gây ra chấn thương không hồi phục. Bạn có thể di chuyển miệng sang phải, trái, phải, qua lại để đặt lại đĩa khớp và từ từ xoa dịu nó.
Trong cuộc sống, nhiều người có triệu chứng viêm khớp thái dương hàm, nếu nhẹ thường có thể tự khỏi. "Đối với loại bệnh nhân này, nên dùng thức ăn mềm trong một đến hai tuần. Đồ ăn nên cắt nhỏ, tránh ăn miếng quá lớn. Ngoài ra còn cần thư giãn, chú ý nghỉ ngơi và không bị căng thẳng.", bác sĩ Gao Lei khuyên.