Đừng chờ bệnh mới đi khám phụ khoa, 8 thời điểm chị em bắt buộc phải đi kiểm tra kẻo sau này hối không kịp

HOÀNG THÙY. - Ngày 02/11/2022 09:44 AM (GMT+7)

Không phải cứ có bệnh mới đi khám phụ khoa, chị em phụ nữ nên đi khám vào cả những thời điểm dưới đây dù không có biểu hiện bất thường.

Hầu hết phụ nữ đều chỉ đi khám phụ khoa khi nhận thấy cơ thể có gì đó bất thường hay thậm chí có những người phải gặp vấn đề nghiêm trọng mới đi khám. Thực tế, phụ nữ có thể bắt đầu đi khám phụ khoa kể từ khi 15 tuổi và khám định kỳ hàng năm từ 21 tuổi và kiểm tra ung thư cổ tử cung vài năm một lần kể cả khi không mắc bệnh.

Dưới đây là 8 thời điểm phụ nữ nên đi khám phụ khoa dù có bệnh hay không.

1. Khám sức khỏe phụ khoa định kỳ

Đừng chờ bệnh mới đi khám phụ khoa, 8 thời điểm chị em bắt buộc phải đi kiểm tra kẻo sau này hối không kịp - 1

Dù bạn cảm thấy bản thân có sức khỏe tốt và không có biểu hiện bất thường ở "vùng kín" nhưng hàng năm, các chị em vẫn nên khám phụ khoa định kỳ. Kể từ khi vị thành niên, các bé gái có thể được sắp xếp khám sức khỏe phụ khoa định kỳ hàng năm.

Việc kiểm tra sức khỏe hàng năm sẽ có nhiều khả năng tiết lộ những thay đổi trong cơ thể hoặc vấn đề tiềm ẩn bên trong mà bạn khó có thể nhận thấy rõ. Việc phát hiện bệnh sớm rất quan trọng để điều trị thành công.

2. Khám vùng chậu định kỳ

Khám vùng chậu hàng năm có thể giúp phát hiện sự phát triển bất thường hoặc những thay đổi khác đã phát triển ngầm trong cơ thể. Đồng thời việc thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra nguy lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) cũng rất quan trọng. Phụ nữ có các vấn đề như tiết dịch bất thường, rối loạn kinh nguyệt hoặc tiền mãn kinh chắc chắn nên đi khám hàng năm.

3. Chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc bất thường

Đừng chờ bệnh mới đi khám phụ khoa, 8 thời điểm chị em bắt buộc phải đi kiểm tra kẻo sau này hối không kịp - 2

Kinh nguyệt không đều có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng mà chị em không nên chủ quan. Một số biểu hiện bất thường của kinh nguyệt chị em cũng cần chú ý như: bị đau bụng kinh dữ dội gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống, ra máu giữa kỳ kinh thường xuyên, chảy máu âm đạo sau mãn kinh...

Đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo các vấn đề của nhiễm trùng vùng chậu, u nang, u xơ, polyp hoặc trong trường hợp hiếm hơn là ung thư phụ khoa. Do đó, bạn nên đến gặp bác sĩ phụ khoa càng sớm càng tốt để được kiểm tra. 

4. Kiểm soát sinh đẻ

Nếu bạn đang có hoạt động tình dục và không muốn mang thai, bạn nên đến gặp bác sĩ phụ khoa. Tại đây, bạn có thể tìm hiểu về được lựa chọn các biện pháp tránh thai khác nhau phù hợp với sức khỏe và nhu cầu của bản thân.

Ngoài ra, với những cặp đôi đã kết hôn và muốn kế hoạch một thời gian, các bác sĩ cũng có thể kiểm tra để xem liệu sức khỏe sinh sản của bạn có phù hợp để tạm thời chưa mang thai hay nên mang thai sớm. Từ đó đưa ra được lời khuyên tốt nhất cho các cặp đôi.

5. Quan hệ tình dục gây đau đớn 

Đừng chờ bệnh mới đi khám phụ khoa, 8 thời điểm chị em bắt buộc phải đi kiểm tra kẻo sau này hối không kịp - 3

Quan hệ tình dục đau đớn là một dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn. Cho dù nguồn gốc của cơn đau là về thể chất hay tiềm ẩn vấn đền tâm lý, bạn vẫn nên ưu tiên đi khám phụ khoa trước. 

Nếu đau khi quan hệ do âm đạo quá khô, các bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân và tư vấn cách khắc phục. Nếu đau sâu bên trong có thể là bạn bị lạc nội mạc tử cung; cơn đau đột ngột, rõ ràng có thể là u nang buồng trứng đã vỡ. U xơ hoặc viêm cổ tử cung hoặc mắc bệnh tình dục cũng có thể khiến "cuộc yêu" trở nên đau đớn. Nếu cơn đau nhiều hơn như đốt hoặc đâm xung quanh cửa âm đạo, nó có thể là dấu hiệu của một tình trạng gọi là viêm âm hộ; đau ngay khi có thứ gì đó xâm nhập vào âm đạo có thể là tình trạng co thắt âm đạo, gây co thắt cơ không tự chủ. 

Tóm lại, tình dục không bao giờ gây đau đớn, nếu gây đau chắc chắn có vấn đề, bạn nên kiểm tra sớm.

6. Những thay đổi trong việc tiết dịch âm đạo

Tiết dịch bất thường có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng phụ khoa. Nếu dịch âm đạo có màu sắc lạ (như nâu, đen, xanh...) hay có kết cấu đặc dính bất thường hoặc có mùi hôi khó chịu, kiểm tra phụ khoa là cách tốt nhất để bạn phát hiện ra nguyên nhân của vấn đề. Bỏ qua nó hoặc cố gắng tự điều trị có thể làm vấn đề nghiêm trọng thêm. 

7. Các vấn đề về tiết niệu

Đừng chờ bệnh mới đi khám phụ khoa, 8 thời điểm chị em bắt buộc phải đi kiểm tra kẻo sau này hối không kịp - 4

Phụ nữ ở mọi lứa tuổi có thể bị mất kiểm soát tiểu tiện nhưng tình trạng này phổ biến hơn ở độ tuổi 50-60 và sau khi mãn kinh. Ngoài ra, vấn đề có thể xảy ra sau khi sinh con. Bác sĩ phụ khoa có thể đề xuất các phương pháp điều trị như liệu pháp hành vi hoặc thư giãn cơ, thay đổi chế độ ăn uống, thuốc, phẫu thuật hoặc giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên khoa.

8. Ham muốn tình dục thấp hoặc khó đạt cực khoái

Các bác sĩ phụ khoa không chỉ giúp giải quyết vấn đề liên quan tới bộ phận sinh dục, sinh sản mà còn có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề về tình dục.

Đôi khi tình trạng sức khỏe hoặc thuốc bạn dùng làm giảm hứng thú với tình dục như một tác dụng phụ. Căng thẳng trong công việc hoặc gia đình, cũng như thời gian quan hệ quá dài hay quá ngắn cũng có thể cướp đi ham muốn hay khả năng "lên đỉnh". của bạn. Bác sĩ phụ khoa có thể chẩn đoán lý do những điều này xảy ra và đề xuất các bước để giúp phục hồi.

5 thực phẩm giúp phòng tránh bệnh phụ khoa
"Vùng kín" của chị em rất nhạy cảm và dễ mắc bệnh, ăn những thực phẩm dưới đây có thể giúp bảo vệ khu vực này khỏi những tác nhân gây bệnh, chẳng hạn như nấm Candida.

Sức khỏe phụ nữ

HOÀNG THÙY. (Dịch từ WebMD)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh phụ nữ