Khoai tây hay khoai lang đều bổ dưỡng cho cơ thể nhưng mỗi loại tốt theo cách khác nhau và tùy thuộc vào biện pháp chế biến.
Trong khi thịt nạc, thịt gia cầm, cá và sữa đều có thể là nguồn giàu protein, chất dinh dưỡng quan trọng này cũng tồn tại ở nhiều thực phẩm khác, một trong số đó là các loại khoai như khoai lang, khoai tây.
Theo báo cáo của Bộ Y tế Mỹ, trong một củ khoai tây nấu chín không muối, còn nguyên vỏ (136 gam) có 2,45 gam chất xơ, 515 miligam kali, gần 60 miligam phốt pho, khoảng 30 miligam magie, 2,54 gam protein. Dù khoai tây không thể cạnh tranh với thịt gà hoặc hải sản về hàm lượng protein nhưng chúng lại dẫn đầu so với nhiều loại rau củ khác về dưỡng chất.
Khoai các loại có protein vượt trội so với rau củ. (Ảnh minh họa)
1. Khoai tây hay khoai lang nhiều protein hơn?
Các nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy, trong 100 gam khoai lang nấu chín không muối, còn nguyên vỏ, bạn sẽ nhận được 2,01 gam protein. Ở khoai tây, con số này cao hơn một chút.
Hai loại khoai đều có hàm lượng vitamin B6, C và chất xơ tương đương. Khoai tây có hàm lượng calo, carbohydrate và kali cao hơn khoai lang, đồng thời có nhiều magiê và sắt hơn khoai lang. Khoai lang thường chứa lượng vitamin A cao hơn 100 hoặc 1.000 lần so với các loại khoai khác.
Trên thực tế, sự khác biệt giữa hai loại khoai này rất nhỏ, hàm lượng dinh dưỡng loại nào nhiều hơn còn phụ thuộc vào cách chế biến. Ví dụ, trong một nghiên cứu dài hạn năm 2017 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ, các nhà nghiên cứu phát hiện những người ăn khoai tây chiên hai lần trở lên mỗi tuần có nguy cơ tử vong cao hơn.
Khoai tây. (Ảnh minh họa).
Một số phương pháp nấu ăn giúp bảo quản chất dinh dưỡng của khoai tây tốt hơn. Victoria Jarzabkowski, chuyên gia dinh dưỡng của Viện Thể hình Texas tại Đại học Texas ở Austin, cho biết: "Cách tốt nhất để ăn khoai tây là ở dạng nguyên củ, chưa qua chế biến". Theo đó, luộc khoai tây bỏ vỏ sẽ khiến lượng chất dinh dưỡng bị mất đi nhiều nhất, trong khi nướng, cho vào lò vi sóng hoặc hấp củ còn nguyên vỏ sẽ giúp bảo toàn các chất dinh dưỡng này, bao gồm vitamin B, vitamin C, canxi và kali.
2. Cần lưu ý gì khi ăn khoai tây?
- Không nên ăn khoai tây khi vỏ củ chuyển sang màu xanh. Lúc này, nồng độ solanine chứa trong vỏ khoai tây sẽ rất cao, dễ gây ngộ độc cho người, nếu ăn quá nhiều có thể gây tử vong.
+ Không ăn khoai tây mọc mầm: Mầm khoai chứa solanine, tiêu thụ quá nhiều sẽ gây ra buồn nôn, trường hợp nghiêm trọng sẽ bị ngộ độc.