Không muốn bị sỏi mật "đeo bám", cần nắm chắc những kiến thức này

Ngày 05/03/2018 08:00 AM (GMT+7)

Sỏi mật có những dấu hiệu rất khó nhận biết nếu chúng ta không chú ý.

Không muốn bị sỏi mật amp;#34;đeo bámamp;#34;, cần nắm chắc những kiến thức này - 1

SỎI MẬT LÀ GÌ?

Túi mật của bạn là một cơ quan nhỏ bên dưới gan ở bụng trên bên phải. Đó là một túi chứa mật, một chất lỏng màu xanh lá cây màu vàng giúp tiêu hóa. Hầu hết sỏi mật hình thành khi có quá nhiều cholesterol trong mật.

Tuy gọi là sỏi nhưng chúng không phải là sỏi đúng nghĩa. Thực chất, đó là những lắng đọng bất thường của mật, một cơ quan nhỏ nằm dưới gan.

Sỏi mật có kích thước từ nhỏ như hạt cát tới to như quả bóng golf. Có những người chỉ có một ít sỏi mật, trong khi có những người lại có rất nhiều.

TRIỆU CHỨNG CỦA SỎI MẬT

Sỏi mật có thể không gây ra dấu hiệu hoặc triệu chứng đặc biệt nào. Nếu sỏi mật nằm trong ống mật và gây tắc nghẽn thì mới có các dấu hiệu:

- Đau đột ngột và thành từng cơn ngắn ở phía trên bên phải bụng

- Đau đột ngột và dữ dội ở vùng trung tâm của bụng, ngay dưới vùng xương ngực

- Đau lưng

- Đau vai phải

- Buồn nôn, nôn mửa

Cơn đau có thể kéo dài vài phút tới vài giờ.

Nếu gặp các triệu chứng trên bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Còn nếu rơi phải những trường hợp sau thì bạn cần ngay lập tức tới bệnh viện vì đây là biến chứng nghiêm trọng của sỏi mật.

- Đau bụng dữ dội khiến bạn không thể ngồi yên

- Vàng mắt, vàng da

- Sốt cao, ớn lạnh

Không muốn bị sỏi mật amp;#34;đeo bámamp;#34;, cần nắm chắc những kiến thức này - 2

CÁC LOẠI SỎI MẬT

Các loại sỏi mật có thể hình thành trong túi mật bao gồm:

Sỏi cholesterol: Những viên sỏi màu vàng-xanh, bao gồm ít nhất 60% là cholesterol và thường xảy ra với người dân Mỹ và Tây Âu.

Sỏi sắc tố: Những viên sỏi màu nâu hoặc đen do có nồng độ sắc tố mật cao và chiếm tỷ lệ trên 90% bệnh sỏi mật ở người Châu Á.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

Không thể xác định được chính xác nguyên nhân gây sỏi mật là gì nhưng các bác sĩ cho rằng sỏi mật có thể xảy ra khi:

Mật của bạn có chứa quá nhiều cholesterol

Thông thường mật sẽ chỉ chứa đủ hóa chất để giải phóng cholesterol thải ra từ gan. Nhưng nếu gan bài tiết quá nhiều cholesterol vượt quá khả năng xử lý của mật thì lượng cholesterol dư thừa có thể tạo thành tinh thể và cuối cùng thành sỏi.

Mật có chứa quá nhiều bilirubin

Bilirubin là một chất hóa học được tạo ra khi cơ thể của bạn phân hủy các tế bào hồng cầu. Do một số nguyên nhân mà gan sản sinh ra quá nhiều bilirubin như bị xơ gan, nhiễm khuẩn đường mật, rối loạn máu. Bilirubin thừa sẽ tạo nên sỏi.

Nhiễm trùng đường mật

Thường là do ký sinh trùng gây ra.

Những người có nguy cơ bị sỏi mật bao gồm:

- Phụ nữ

- Người từ 40 trở lên

- Bị thừa cân hoặc béo phì

- Người mang thai

- Ăn nhiều chất béo, nhiều cholesterol, ít hấp thụ chất xơ

- Gia đình có tiền sử bị sỏi mật

- Bị tiểu đường

- Dùng thuốc có chứa estrogen như thuốc tránh thai, thuốc trị liệu nội tiết

- Mắc bệnh gan

Bệnh sỏi mật nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng:

- Viêm túi mật cấp tính làm dịch mật bị rò rỉ gây nên viêm màng bụng cấp tính.

- Sỏi mật khi viêm gây ra cơn đau bụng cấp tính nguy hiểm

- Viêm nhiễm đường dẫn mật và túi mật.

- Tích nước túi mật dẫn đến hiện tượng tắc túi mật mãn tính, kéo dài.

- Nhiễm khuẩn huyết do sỏi làm thủng các đường dẫn mật, gây rò mật, mật chảy vào bên trong ổ bụng như tá tràng, dạ dày đại tràng,… gây biến chứng nguy hiểm, gây viêm tụy cấp hoặc viêm tụy mãn tính kéo dài.

- Xơ gan do ứ mật: xảy ra khi sỏi gây tắc ống mật chủ hoàn toàn, lâu ngày gây ách tắc ứ mật lâu ngày làm ảnh hưởng xấu đến chức năng gan.

Không muốn bị sỏi mật amp;#34;đeo bámamp;#34;, cần nắm chắc những kiến thức này - 3

ĐIỀU TRỊ SỎI MẬT

Cách điều trị đối với sỏi túi mật

- Dùng thuốc giúp tan sỏi, áp dụng đối với sỏi cholesterol dưới 1,5cm, tốt nhất với sỏi dưới 5mm, thời gian dùng kéo dài 6-24 tháng, ursodeoxycholic acid 8-10mg/kg trọng lượng.

- Tán sỏi bằng sóng, làm tan sỏi trực tiếp bằng hóa chất.

- Cắt túi mật qua nội soi: dùng với sỏi to, gây đau nhiều hoặc gây viêm túi mật, đây là phương pháp hiện nay thường dùng phổ biến, rút ngắn thời gian nằm viện và hồi phục sức khỏe nhanh.

- Cắt túi mật bằng mổ phanh: áp dụng trong trường hợp mổ nội soi thất bại hoặc viêm mủ túi mật.

Cách điều trị đối với sỏi trong gan và ống mật chủ

- Lấy sỏi qua nội soi ngược dòng cắt cơ oddi, áp dụng với sỏi ở ống mật chủ, sỏi nhỏ dưới 1,5cm, phương pháp này giúp tránh được phẫu thuật.

- Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng, áp dụng với sỏi to.

- Phẫu thuật để lấy sỏi.

PHÒNG NGỪA SỎI MẬT

Bạn có thể giảm nguy cơ mắc sỏi mật bằng cách thay đổi lối sống.

- Không bỏ bữa: cố gắng duy trì ngày đủ ba bữa ăn theo đúng giờ giấc.

- Giảm cân từ từ: nếu bạn có ý định giảm cân, hãy cố gắng thay đổi dần dần. Việc giảm cân đột ngột có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi mật. Mỗi tuần chỉ nên giảm từ 0.5-1kg.

- Duy trì cân nặng phù hợp: béo phì hoặc thừa cân có thể làm tăng nguy cơ sỏi mật. Tập thể thao để duy trì cân nặng và ăn uống lành mạnh.

Cảnh giác trước chứng bệnh suy thận có thể ảm ảnh cả cuộc đời
Bệnh thận thường không gây ra triệu chứng gì cho tới khi đã tiến triển, vậy nên những ai trong diện có nguy cơ cao bị bệnh thận cần được thầy thuốc...
Thùy Dương (Dịch từ Healthline)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe