Không nên uống sữa đậu nành với gì để tránh độc? Ai không nên uống sữa đậu nành?

Khánh Hằng - Ngày 15/10/2021 19:58 PM (GMT+7)

Sữa đậu nành là thức uống yêu thích của nhiều người, đem lại không ít lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên cũng có một số kiêng kỵ khi sử dụng loại sữa này mà bạn cần biết.

Sữa đậu nành là sản phẩm làm từ đậu nành, là thực phẩm tự nhiên có giá trị dinh dưỡng cao, hương vị thơm ngon, dễ uống, dễ hấp thụ. Sữa đậu nành rất lành mạnh với sức khỏe, đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời.

Có rất nhiều loại sữa đậu nành trên thị trường với thành phần dinh dưỡng tùy thuộc vào loại sữa bạn mua. Dưới đây là thành phần dinh dưỡng trong một cốc sữa đậu nành thông thường:

- Lượng calo: 80

- Chất béo: 4 g

- Chất béo bão hòa: 0,5 g

- Carbohydrate: 3 g

- Chất xơ: 2 g

- Đường: 1 g

- Chất đạm: 7 g

- Các vitamin A, B1, B2, D, PP, K, F...

- Chất béo không no đơn nguyên và đa nguyên

- Axit béo omega-3 và axit béo omega-6

- Các khoáng chất: canxi, đồng, mangan, phốt pho...

Không nên uống sữa đậu nành với gì để tránh độc? Ai không nên uống sữa đậu nành? - 1

Sữa đậu nành và các sản phẩm thực phẩm từ đậu nành không chỉ giàu protein mà còn không chứa cholesterol, chứa rất ít chất béo bão hòa, ít calo và giàu chất xơ. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên sử dụng sữa đậu nành để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh tim, béo phì...

Rất nhiều người đã chuyển từ sữa động vật sang các loại sữa thực vật. Đối với những người không thích hương vị của sữa bò, sữa thực vật ví dụ như sữa đậu nành có thể là lựa chọn tuyệt vời. Bên cạnh đó, một số người còn gặp tình trạng không dung nạp lactose, có nghĩa là gặp khó khăn trong việc tiêu hóa một loại đường là lactose, cũng nên lựa chọn sữa đậu nành thay thế.

Tác dụng của sữa đậu nành

- Bổ sung lượng protein cần thiết.

- Hỗ trợ trái tim khỏe mạnh.

- Hỗ trợ giảm cân và loại bỏ chất béo dư thừa.

- Ngăn ngừa loãng xương.

- Hỗ trợ cân bằng các nội tiết tố.

- Ngăn ngừa tiểu đường.

- Ngăn ngừa khối u, hỗ trợ bệnh ung thư.

- Đem lại vòng một săn chắc cho phụ nữ.

- Hỗ trợ giảm cân và loại bỏ chất béo dư thừa.

- Đẹp da và tóc.

Những điều kiêng kỵ khi uống sữa đậu nành

- Không pha sữa đậu nành với đường đỏ: Đường đỏ chứa nhiều axit hữu cơ như axit lactic, axit axetic... kết hợp với protit, canxi trong sữa đậu nành có thể tạo thành các hợp chất biến tính, làm mất chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.

- Không pha sữa đậu nành với trứng: Nhiều người cho rằng việc đánh thêm trứng vào sữa đậu nành có thể bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. Lòng trắng trứng kết hợp với men trypsin trong sữa đậu nành tạo thành chất kết tủa khiến cơ thể khó hấp thu, ngoài ra nó còn làm mất chất dinh dưỡng của trứng và sữa đậu nành.

- Không uống sữa đậu nành với kháng sinh: Một số loại thuốc đặc biệt như thuốc kháng sinh chứa chất tetracycline, erythromycine có khả năng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Do đó, tránh uống kháng sinh cùng lúc với sữa đậu nành. Nên uống cách nhau khoảng 1h để đảm bảo không có phản ứng hóa học xảy ra.

Không nên uống sữa đậu nành với gì để tránh độc? Ai không nên uống sữa đậu nành? - 2

- Không nên ăn cam, quýt trước hoặc sau khi uống sữa đậu nành khoảng 1h: Lượng axit và vitamin trong cam, quýt có thể ảnh hưởng đến protein trong sữa đậu nành và kết tụ lại ở ruột non, ảnh hưởng đến tiêu hóa. Điều này có thể gây đầy hơi, đau dạ dày hoặc tiêu chảy.

- Không uống sữa đậu nành chưa đun sôi kỹ: Sữa đậu nành chưa nấu chín có hại cho sức khỏe của con người, có thể gây ra một số tình trạng như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, thậm chí gây ngộ độc.

- Không uống quá nhiều sữa đậu nành: Đối với người lớn, một lần uống sữa đậu nành không nên quá 500 ml, nếu uống quá nhiều dễ dẫn đến đau bụng, đi ngoài do chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không được hấp thụ hết, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa.

- Không uống sữa đậu nành lúc đói: Nếu bạn uống sữa đậu nành khi bụng đói, phần lớn protein sẽ chuyển hóa thành nhiệt và sẽ bị tiêu hao trong cơ thể, không có tác dụng bồi bổ. Bạn nên ăn một số loại thực phẩm giàu tinh bột khi uống sữa đậu nành như cơm, bánh mỳ, bánh bao, bánh ngọt... Dưới tác động của tinh bột, chất đạm hoàn toàn có thể phản ứng với dịch dạ dày và làm cho các chất dinh dưỡng được cơ thể hấp thụ hoàn toàn.

- Không nên uống sữa đậu nành chứa trong phích hoặc bình giữ nhiệt: Một số người có thói quen giữ sữa đậu nành trong phích hoặc bình giữ nhiệt để giữ ấm. Tuy nhiên việc này lại không tốt cho sức khỏe bởi nó không phù hợp với nhiệt độ thích hợp để bảo quản sữa đậu nành, có thể khiến vi khuẩn sinh sôi, làm cho sữa bị ôi sau khoảng 3-4h.

- Không nên thay thế hoàn toàn sữa đậu nành cho trẻ em: Có thể dùng sữa đậu nành cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi để thay thế một phần sữa động vật, nhưng không nên thay thế hoàn toàn.

- Đề phòng thiếu kẽm khi uống sữa đậu nành: Các chất ức chế saponin hormone và lectin trong sữa đậu nành gây cản trở quá trình hấp thu kẽm của cơ thể. Vì vậy, những người thường xuyên uống sữa đậu nành nên bổ sung thêm kẽm. Những người thiếu kẽm cũng nên hạn chế sử dụng sữa đậu nành.

Ai không nên uống sữa đậu nành?

Người gặp vấn đề về dạ dày, đường ruột: Những người đường ruột kém, mắc bệnh về dạ dày, hay mắc chứng ợ hơi, đau bụng, đầy bụng... không nên uống sữa đậu nành. Nguyên nhân là loại sữa này có tính lạnh, sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn, khiến vấn đề tiêu hóa trở nên nghiêm trọng hơn.

Không nên uống sữa đậu nành với gì để tránh độc? Ai không nên uống sữa đậu nành? - 3

Người mắc bệnh gout: Trong sữa đậu nành có chứa chất purin, nếu không chuyển hóa hết sẽ tích tụ lại, khiến bệnh gout càng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bị bệnh gout không nên uống sữa đậu nành hoặc các chế phẩm từ đậu nành.

Người mắc bệnh sỏi thận: Trong sữa đậu nành có chứa chất oxalat, chất này dễ kết hợp với canxi trong máu tạo thành sỏi thận. Vì thế, những người đang bị sỏi thận không nên uống loại sữa này, làm tăng kích thước sỏi và nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm.

- Phụ nữ bị ung thư vú: Sữa đậu nành mang lại nhiều lợi ích về cả sức khỏe lẫn làm đẹp cho phụ nữ, tuy nhiên những người bị ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng đang hoặc đã điều trị không nên dùng. Nguyên nhân là do chất phytoestrogen trong sữa đậu nành sẽ kích thích cơ thể tăng sản sinh estrogen, khiến tế bào ung thư phát triển nhanh hơn.

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú: Mặc dù có tác dụng tăng sản sinh estrogen nhưng sữa đậu nành không nên dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú, nếu có chỉ dùng với 1 lượng nhỏ. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, thai phụ uống nhiều sữa đậu nành có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

- Người vừa phẫu thuật: Sau phẫu thuật là lúc cơ thể rất yếu, sức đề kháng và miễn dịch kém, các vấn đề về tiêu hóa không tốt nên sữa đậu nành không phải là sản phẩm phù hợp.

Nguồn tham khảo:

All About Soy Milk: Nutrition, Benefits, Risks, and How It Compares With Other Milks - Đăng tải trên tạp chí Everyday Health - Xuất bản ngày 21/5/2019.

Có nên uống nước trước khi đi ngủ không? Những người này phải tránh uống trước khi lên giường
Bạn cần uống nước mỗi ngày để cơ thể hoạt động tốt. Tuy nhiên, việc uống nước thế nào cũng có thể mang đến những lợi ích và hạn chế khác nhau.

Sống khỏe

Khánh Hằng (Dịch từ Everyday Health)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe