Mỗi khi ăn phở hoặc cháo nhiều người thường kết hợp với một số đồ khác ăn kèm để tăng khẩu vị, tuy nhiên có những số món nếu ăn cùng nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe.
Trưởng khoa Khám và Tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia.
Phở là một trong những món ăn sáng được sử dụng thường xuyên nhất tại Việt Nam. Khi ăn phở, ngoài các loại gia vị như giấm, chanh, tiêu, ớt thì quẩy là món đồ ăn kèm được nhiều người ưa chuộng. Ngoài ra, quẩy cũng thường xuyên được ăn cùng với các món cháo.
Đáng nói, loại đồ ăn này không chỉ thu hút với người lớn, mà trẻ nhỏ cũng rất yêu thích. Thế nhưng, các chuyên gia dinh dưỡng đều khẳng định rằng, quẩy là loại đồ ăn nên hạn chế hoặc không nên ăn vào bất kể thời điểm nào, không riêng gì bữa sáng.
TS.BS Nguyễn Trọng Hưng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, quẩy được làm từ bột mì, nhưng khác với bánh mì được làm nóng qua nhiệt độ lò nướng thì quẩy lại được chiên ngập trong dầu mỡ. Do vậy, nếu so sánh 100g quẩy với 100g bánh mì, dù cùng một nguyên liệu chính là bột mì nhưng năng lượng của quẩy sẽ nhiều hơn.
Ăn kèm quẩy với phổ vừa tăng nhiều năng lượng, lại có thể gây hại sức khỏe nếu quẩy không đảm bảo an toàn. Ảnh minh họa.
Không chỉ vậy, để quẩy được phồng to, thơm ngon, giòn rụm thì người làm còn cho thêm các chất phụ gia khác như bơ, bột nở, muối… Thậm chí từng có thông tin cảnh báo, quẩy chiên được cho cả muối nhôm vào trong quá trình chế biến nhằm tạo độ giòn tan, ngon miệng. Đây là loại phụ gia không được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, bởi nó gây hại lớn cho sức khỏe, nhất là gây nên tình trạng suy thận.
TS Nguyễn Trọng Hưng cũng cảnh báo, quẩy khi chiên ở nhiệt độ cao, dùng dầu mỡ chiên đi chiên lại nhiều lần cũng dễ gây nhiều nguy cơ với sức khỏe. Việc ăn quẩy thường xuyên dù dùng trực tiếp hay ăn kèm cùng một số món như cháo, bún-phở thì cũng làm tăng nguy cơ béo phì, tim mạch, huyết áp…
Ngoài ra, thời gian sôi trong chảo lâu ở nhiệt độ cao, dễ tạo ra chất độc. Những chất độc này khi vào sẽ cơ thể có thể ảnh hưởng đến chức năng gan. Không chỉ vậy, việc ăn nhiều quẩy chiên còn gây kích thích tương đối mạnh đến niêm mạc, dễ dẫn đến viêm dạ dày. Đặc biệt, vào bữa sáng, lúc dạ dày đang trống rỗng, việc ăn quẩy chiên không đảm bảo sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa. Chính vì lý do đó, bác sĩ Hưng khuyên mọi người không nên ăn quẩy, nhất là với trẻ nhỏ và người cao tuổi, người có vấn đề về hệ tiêu hóa.
Việc thường xuyên ăn quẩy, nhất là những loại quẩy có nhiều chất phụ gia, chiên trong dầu mỡ cũ rất nguy hại tới sức khỏe. Ảnh minh họa.
“Thực chất, nếu quẩy tự làm, quy trình làm đảm bảo, dùng dầu mỡ chiên một lần, không cho các chất phụ gia bị cấm thì vẫn có thể dùng được. Tuy nhiên, chỉ nên ăn thưởng thức hạn chế (1-2 lần/tuần) và đặc biệt, khi ăn quẩy cần giảm các đồ khác để năng lượng nạp vào không quá nhiều”, bác sĩ Hưng cho hay.
Bác sĩ tư vấn, việc ăn sáng rất quan trọng với cơ thể, khi ăn cần chú ý đến các nhóm chất dinh dưỡng và năng lượng của thực phẩm có phù hợp hay không. Theo đó, bữa sáng nên nạp 30-40% tổng năng lượng/ngày. Nên dùng thêm các loại rau xanh, quả chín để cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bữa sáng cũng nên hạn chế đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp hay đồ ăn, thức uống chứa nhiều đường.
Tin liên quan
Việc các gia đình chuẩn bị đồ ăn sáng tại nhà là rất tốt nhưng cần lưu ý trong khâu chế biến để giữ lại được nguồn dinh dưỡng quý từ thực...
Do môi trường sống gần nguồn nước bẩn hoặc bùn đất mà nhiều loại rau củ dễ bị nhiễm ký sinh trùng. Khi không được chế biến, bảo quản đúng...
Ăn sáng là thói quen khoa học, cần thiết cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào bạn chọn cho bữa sáng cũng tốt.
Một chế độ ăn uống lành mạnh giảm bớt muối, đường, chất béo xấu... có thể giúp thận bớt gánh nặng.
Tin bài cùng chủ đề Ăn sáng sao cho khỏe?
Phở là món ăn quen thuộc của người Việt, thậm chí còn được ghi vào danh mục Di sản Văn hoá phi vật thể quốc gia. Tuy nhiên, nhiều người khi dùng vẫn chưa tận dụng hết giá trị dinh dưỡng, đặc...