Nách đổ mồ hôi đầm đìa đồng nghĩa với "thận hư, thận yếu"? Những cách dưỡng thận tốt nhưng nhiều người coi thường

Ngày 04/06/2023 16:10 PM (GMT+7)

Có phải mồ hôi nách đổ như tắm là dấu hiệu của việc bạn bị thận hư, thận yếu? Câu trả lời không đơn giản là đúng hay sai.

Một số người đặc biệt dễ đổ mồ hôi vào mùa hè. Nhóm người này, kể cả có vận động thân thể hay không, khi nhiệt độ cao hơn một chút thì sẽ đổ mồ hôi như tắm, đặc biệt ở phần nách giống như bị dội nước. Nhiều quan điểm cho rằng như vậy là thận hư, thận yếu. Theo y học Trung Quốc, điều này "đúng một nửa". 

Nên lưu ý nếu nách thường xuyên ra mồ hôi đầm đìa. (Ảnh minh họa).

Nên lưu ý nếu nách thường xuyên ra mồ hôi đầm đìa. (Ảnh minh họa). 

Bác sĩ đông y Trung Quốc Lại Duệ Hân cho biết, theo ghi chép của y học cổ truyền Trung Quốc, các triệu chứng chính của thận suy là khó chịu và cáu kỉnh, đau thắt lưng và đầu gối, yếu chân, má đỏ, bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, chóng mặt và ù tai, người gầy gò, mất ngủ và mộng tinh, khô họng, liệt dương hoặc bất lực ở nam giới, tiểu đêm và xuất tinh sớm... Với phụ nữ, thận yếu biểu hiện ở thiểu kinh, vô kinh, băng huyết, vô sinh, nước tiểu ngắn... 

Từ triệu chứng lâm sàng của chứng thận hư có thể thấy thận hư quả thực sẽ gây ra mồ hôi nhiều nhưng mồ hôi ra nhiều không nhất định là chứng thận hư. Đó có thể đơn thuần là đổ mồ hôi trộm, đổ mồ hôi do tăng tiết mồ hôi. Ngoài các yếu tố môi trường, đổ mồ hôi trộm và đổ mồ hôi do tăng tiết theo y học cổ truyền Trung Quốc thường là do phổi khí không đủ và tâm khí không đủ, loại mồ hôi này không có mùi chua rõ ràng. Trong khi đó, đổ mồ hôi nhiều do tăng tiết mồ hôi đơn giản chỉ là một phản ứng của cơ thể con người với môi trường bên ngoài.

Đa phần bệnh nhân đổ mồ hôi sau khi lao động, tập thể dục, xúc động, căng thẳng. Một số người xuất hiện mồ hôi nhiều, thường phân bố ở nách và lưng, ngoài ra mồ hôi ở hai nơi này thường không có mùi đặc biệt. Trong khi đó, thận hư gây đổ mồ hôi sẽ thường kèm theo tiểu đêm nhiều lần, lưng gối đau nhức, ăn không ngon, ớn lạnh, thắt lưng và đầu gối đau nhức, ăn không ngon. 

Trên thực tế, toàn thân có thể ra mồ hôi, thông thường khi tinh thần căng thẳng hoặc bị kích thích đau nhức, lòng bàn tay và lòng bàn chân ra mồ hôi, hoặc mặt ra mồ hôi sau khi ăn một số thức ăn dễ gây kích ứng thì đó không phải là bệnh. 

Trong một số trường hợp, nhiều người bị đổ mồ hôi bệnh lý. Trường hợp này, tuyến giáp tiết ra quá nhiều sẽ xuất hiện "cường giáp", cơ thể sẽ phản xạ ra mồ hôi, đi kèm các triệu chứng sợ nóng, sụt cân và các tín hiệu khác. Cũng có trường hợp bệnh nhân đái tháo đường uống thuốc hạ đường huyết quá nhiều gây chóng mặt, khi hạ đường huyết sẽ kèm theo đổ mồ hôi.

Ngoài ra, nếu người bệnh tim có biểu hiện tức ngực kèm theo vã mồ hôi lạnh, đó có thể là đổ mồ hôi do cơn đau thắt ngực gây ra, máu cung cấp cho tim không đủ dẫn đến lưu thông cơ tim kém gây đau tức ngực, kéo dài nhiều đợt. Cơn đau cũng có thể chuyển sang vai, cánh tay hoặc lưng. Nếu điều này xảy ra, nên đến bệnh viện ngay lập tức.

Thận hư, thận yếu không phải bệnh của riêng đàn ông, phụ nữ mãn kinh cũng có thể mắc thận suy và ra nhiều mồ hôi. 

Nhiều người có sự hiểu lầm rằng thận yếu là căn bệnh chỉ dành riêng cho nam giới, nhưng trên thực tế, nhiều phụ nữ cũng gặp phải vấn đề thận thiếu năng lượng. Tinh tàng trữ ở thận chủ quản sinh sản, tinh khí đầy đủ thì hệ thống sinh sản của nữ giới sẽ khỏe mạnh, ngược lại tinh khí không đủ sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới.

Theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc, thời kỳ mãn kinh là thời kỳ chuyển tiếp khi chức năng buồng trứng dần chuyển từ trạng thái hoạt động sang trạng thái nghỉ, nguyên nhân là do thận khí dần suy giảm, thận tinh hao tổn, âm dương mất cân bằng. Ngoài ra, mệt mỏi quá độ, quan hệ tình dục quá độ cũng có thể gây ra chứng thận hư. 

Mồ hôi nách khiến nhiều người xấu hổ. (Ảnh minh họa).

Mồ hôi nách khiến nhiều người xấu hổ. (Ảnh minh họa). 

Dưỡng thận sao để tránh thận hư? 

Trung y có bí quyết dưỡng thận là không thức khuya, tránh mệt mỏi quá độ, không nhịn tiểu, đại tiện thông suốt. Ngoài ra, cần điều chỉnh sinh hoạt hàng ngày thế nào để tránh thận thiếu nước. Bác sĩ Lại chỉ ra, sinh hoạt và nghỉ ngơi hàng ngày điều độ, ngủ đủ giấc... đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sinh hóa khí huyết và duy trì tinh chất của thận. Nhiều bệnh nhân suy thận có thói quen thức quá khuya, mệt mỏi quá mức, thiếu ngủ. Vì vậy, phát triển thói quen làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, đi ngủ sớm và dậy sớm đều có lợi cho việc duy trì tinh khí của thận.

Bạn cũng có thể tự chăm sóc cho thận bằng cách dùng lòng bàn tay xoa bóp huyệt Minh môn thường xuyên. Phương pháp là xoa bóp hai lòng bàn tay vào nhau cho đến khi lòng bàn tay nóng lên, sau đó lần lượt đặt lên thắt lưng, lòng bàn tay úp vào da, sau đó xoa bóp thắt lưng lên và xuống nhiều lần. 

Ngoài ra, bạn nên đi vệ sinh kịp thời, nếu không, nước tiểu tích tụ sẽ trở thành khí đục, làm tổn thương thận và dễ gây viêm bàng quang. Khi cơ thể có nước tiểu, nó phải được thải ra ngoài kịp thời. Cũng cần phải giữ cho phân thông suốt và được thải ra ngoài đúng cách, không tích tụ, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Quan trọng nhất, cần tránh cà phê, rượu và ăn uống không điều độ. Ăn uống quá nhiều sẽ tổn thương khí huyết, cũng sẽ tổn hại thận khí.

Người phụ nữ đi phẫu thuật cắt tử cung, cuối cùng lại mất 2 quả thận vào tay người này
Một phụ nữ Ấn Độ đến phòng khám tư nhân để phẫu thuật cắt bỏ tử cung nhưng sau đó, cô phát hiện cả 2 quả thận của mình đã biến mất.

Chuyện lạ thế giới

Theo Thùy Linh (Dịch từ Aboluowang)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe