Nên uống omega 3 vào lúc nào và có nên sử dụng thường xuyên hay không?

MINH THÙY - Ngày 27/03/2022 16:00 PM (GMT+7)

Axit béo omega 3 là một chất béo quan trọng cần bổ sung từ chế độ ăn uống. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều không biết nên uống omega 3 vào lúc nào cũng như cách bổ sung chúng vào cơ thể.

Omega 3 là gì?

Omega 3 là một họ bao gồm các axit béo đóng vai trò thiết yếu trong cơ thể và rất có lợi cho sức khỏe, vì cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất ra omega 3 mà phải bổ sung chúng từ chế độ ăn uống hàng ngày. Có ba loại omega 3 quan trọng nhất là ALA (axit alpha-linolenic), DHA (axit docosahexaenoic) và EPA (axit eicosapentaenoic). ALA chủ yếu được tìm thấy trong thực vật, trong khi DHA và EPA thường tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và tảo.

Bổ sung omega 3 có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Ảnh minh hoạ

Bổ sung omega 3 có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Ảnh minh hoạ

Uống Omega 3 có tác dụng gì?

Omega 3 mang lại những lợi ích tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa nhiều bệnh lý ở con người như:

- Ngăn tác nhân gây bệnh tim mạch như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim và ngăn ngừa các mảng xơ vữa động mạch, trị bệnh viêm khớp dạng thấp và hỗ trợ điều trị trầm cảm.

-  Omega 3 có tác dụng tốt với những bệnh nhân cao huyết áp.

- Ngăn ngừa bệnh đông máu: Bởi omega 3 giữ các tiểu cầu không kết khối vào nhau, giúp ngăn ngừa sự hình thành bệnh đông máu.

- Giảm mỡ trong gan: Nếu bạn cung cấp đủ lượng omega 3 mà cơ thể bạn cần thì lượng mỡ trong gan của bạn sẽ  xuống rất thấp và làm giảm chứng viêm với người bị gan nhiễm mỡ không do tiêu thụ bia rượu.

- Phát triển não bộ và cải thiện thị lực: DHA là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp phát triển thị lực và thần kinh ở trẻ, nó cũng là thành phần chủ yếu của não bộ cũng như võng mạc mắt.

- Cải thiện các bệnh như: Rối loạn thần kinh, alzheimer, giúp chống lại bệnh tự miễn, đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh lupus, thấp khớp, viêm loét đại tràng, bệnh crohn và bệnh vảy nến.

- Ngăn ngừa ung thư ruột: Ung thư ruột là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên thế giới. Nghiên cứu cho thấy những người bổ sung đủ liều lượng omega 3 có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột lên đến 55%.

- Omega 3 còn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, tốt cho da, kiểm soát lượng dầu của da, kiểm soát độ ẩm của da, ngăn ngừa sự tăng lớp sừng của nang lông, ngăn ngừa lão hóa da sớm và mụn.

Nên uống omega 3 vào lúc nào?

Omega 3 là một axit béo không no rất cần thiết cho cơ thể. Mọi người đều cần bổ sung omega 3 vì cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp và tạo ra omega 3 được.

Các nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung omega 3 sẽ không có tác dụng ngay lập tức, mà nó là cả một quá trình lâu dài. Bổ sung omega 3 trong vài tuần, vài tháng hoặc vài năm có thể làm tăng nồng độ axit béo omega 3 trong máu.

Tuy nhiên, thay vì sử dụng omega 3 một lần mỗi ngày, bạn nên chia thành 2 liều nhỏ hơn và sử dụng vào buổi sáng và buổi tối. Điều này có thể giúp ngăn ngừa chứng trào ngược axit và chứng khó tiêu - một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất liên quan đến việc bổ sung omega 3.

Một điểm đáng lưu ý là bạn có thể bổ sung omega 3 cùng với bữa ăn để tối đa hóa sự hấp thụ trong cơ thể và ngăn ngừa một số tác dụng phụ nhất định. Ví dụ, sử dụng omega 3 ngay trước bữa ăn có thể làm giảm nguy cơ trào ngược axit và chứng khó tiêu.

Nên uống omega 3 cùng bữa ăn để tăng khả năng hấp thu chất này. Ảnh minh hoạ

Nên uống omega 3 cùng bữa ăn để tăng khả năng hấp thu chất này. Ảnh minh hoạ

Có nên uống Omega 3 liên tục?

Omega 3 đã được chứng minh với nhiều lợi ích cho sức khỏe và khả năng hỗ trợ điều trị bệnh. Bạn có thể bổ sung hàng ngày nhưng phải đúng với liều lượng, nếu không bạn sẽ gặp phải tác dụng phụ của omega 3 như:

- Hạ huyết áp: Việc dùng omega 3 quá liều lượng sẽ làm suy giảm huyết áp khiến người bị huyết áp thấp gặp một số vấn đề nghiêm trọng.

- Rối loạn tiêu hóa: Tác dụng phụ tiêu biểu do uống omega 3 quá nhiều là rối loạn tiêu hóa và gây khó chịu dạ dày như trào ngược axit dạ dày, buồn nôn.

- Tăng đường huyết: Việc bổ sung omega 3 quá mức có thể làm tăng lượng đường trong máu ở người bị tiểu đường.

- Tăng nguy cơ xuất huyết: Chảy máu nướu và chảy máu cam là tác dụng phụ của omega 3 khi bạn tiêu thụ chúng quá nhiều.

- Tăng nguy cơ đột quỵ: Việc hấp thụ nhiều omega 3 có thể làm giảm khả năng đông máu và làm tăng nguy cơ đột quỵ do xuất huyết không ngừng.

- Omega 3 gây ngộ độc vitamin A: Trong một số loại thực phẩm bổ sung omega 3 có chứa khá nhiều vitamin A, nếu tiêu thụ với liều cao có thể gây ngộ độc, chóng mặt, buồn nôn, đau khớp và kích ứng da. Về lâu dài, có thể gây tổn thương gan, suy gan.

- Omega 3 gây mất ngủ ở người có tiền sử trầm cảm, nếu dùng omega 3 với liều lượng vừa phải có thể tăng cường chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, nếu dùng liều cao có thể khiến bạn mất ngủ và lo lắng ở người có tiền sử trầm cảm.

Nguồn tham khảo:

How Much Omega-3 Should You Take per Day? - Healthline- Xuất bản 15/12/2019

Tác dụng của kẽm là gì? Nên uống kẽm khi nào? Ăn các thực phẩm này để không thiếu kẽm
Kẽm rất cần thiết cho sức khỏe, là khoáng chất vi lượng dồi dào thứ hai trong cơ thể chỉ sau sắt, và có trong mọi tế bào.

Sống khỏe

MINH THÙY (Dịch từ Healthline)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe