Người phụ nữ 10 năm mặc áo khoác dày giữa trời nóng, mất một thập kỷ mới biết nguyên nhân

Ngày 14/10/2019 19:00 PM (GMT+7)

Suốt 10 năm, bà Wang luôn luôn cảm thấy lạnh toàn thân, dù mùa hè nóng nực bà vẫn khoác áo thật dày.

Vào đầu tháng 9, nhiệt độ vẫn trên 30 độ. Hầu hết mọi người vẫn phải dùng điều hòa để giảm bớt cái nóng. Tuy nhiên, cô Wang lại bắt đầu mặc đồ như mùa đông. Cô ra ngoài phải mặc một áo len, một áo khoác, quần dài, ủng, mũ, khẩu trang, che kín khắp người chỉ để lộ mỗi đôi mắt. Đây là cách để cô Wang giữ ấm cho mình.

Chiến đấu chống lại cái lạnh trong 10 năm, nhưng không thể tìm ra nguyên nhân

Cô Wang, 52 tuổi, là người gốc Ninh Ba. Cô bắt đầu thường xuyên cảm thấy lạnh từ hơn 10 năm trước. Ban đầu, cô còn có thể chịu đựng được nhưng tình trạng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngay cả trong mùa hè, nóng đến toát mồ hôi, cô vẫn phải mặc 3 đến 4 bộ quần áo để giữ ấm. Cuối cùng vì tình trạng này, cô Wang chỉ có thể nghỉ việc. Cô không thể ra khỏi nhà mà chỉ tập trung cho việc sưởi ấm cơ thể.

Người phụ nữ 10 năm mặc áo khoác dày giữa trời nóng, mất một thập kỷ mới biết nguyên nhân - 1

Bà Wang 10 năm qua dù trời có nóng nực cũng mặc áo khoác thật dày vì luôn cảm thấy lạnh. (Ảnh minh họa)

Trước khi đến Bệnh viện thứ hai thuộc Đại học Chiết Giang, cô Wang đã đến một số bệnh viện để điều trị. Việc kiểm tra và xét nghiệm được thực hiện rất nhiều nhưng lại không tìm ra bất cứ điều gì bất thường. Sau hơn 10 năm điều trị y tế nhiều lần, cô Wang dần mất tự tin. Cô luôn cảm thấy mình mắc một căn bệnh lạ, vì thế cô dần trở nên trầm lặng, không muốn ra ngoài hay giao tiếp với mọi người.

Chồng của bà Wang cũng vì bệnh lạ của vợ mà cuộc sống gia đình trở nên nặng nề hơn. “Mỗi khi có bão vào mùa hè, nhiệt độ giảm thấp một chút là bà ấy lập tức mở máy sưởi, không dám ra khỏi nhà, ăn cơm luôn trong phòng", chồng bà Wang chán nản nói.

Sau một thời gian dài điều trị mà không khỏi, bác sĩ tại bệnh viện địa phương khuyên bà Wang đi khám ở khoa tâm thần tại Bệnh viện thứ hai thuộc Đại học Chiết Giang.

Người phụ nữ 10 năm mặc áo khoác dày giữa trời nóng, mất một thập kỷ mới biết nguyên nhân - 2

Bác sĩ tâm thần Chen Yiping đã tìm ra căn bệnh mà bà Wang mắc là chứng rối loạn bản thể. 

Bác sĩ tâm thần Chen Yiping là người tiếp nhận bà vào khám. Sau khi tìm hiểu kỹ về lịch sử y khoa của bà Wang, bác sĩ Chen Yiping cũng đưa ra kết luận tương tự như bác sĩ trước đó: bà Wang có nhiệt độ cơ thể là bình thường. Hiện tại, không có tổn thương hữu cơ tức là không phải do cơ quan nào đó gây ra ớn lạnh.

Bác sĩ Chen Yiping phân tích rằng mặc dù cô Wang sợ lạnh nhưng nhiệt độ cơ thể vẫn bình thường. Khi đến phòng tư vấn, cô đã đổ mồ hôi rất nhiều, lòng bàn tay ướt sũng, chứng tỏ thân nhiệt hoàn toàn không có vấn đề, mà do vấn đề về tâm lý gây ra gọi là rối loạn bản thể. 

Rối loạn bản thể (Somatization Disorder) là gì?

Bác sĩ Chen Yiping nói rằng rối loạn bản thể là một loại rối loạn tâm thần. Người mắc bệnh có một nỗi sợ hãi hoặc niềm tin dai dẳng vào các triệu chứng thực thể khác nhau. Bệnh nhân không có bất thường trong kiểm tra y tế mà thường là do vấn đề tâm lý dẫn đến lo lắng và trầm cảm trong cơ thể, gây ra sự khó chịu về thể chất.

Nguyên nhân hiện tại của bệnh vẫn chưa được xác định chính xác. Có thể đặc điểm tính cách, yếu tố tâm lý xã hội và yếu tố sinh học, chẳng hạn như chấn thương đã trải qua hoặc thiếu sự chăm sóc của con người trong cuộc sống, có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gia tăng.

Người phụ nữ 10 năm mặc áo khoác dày giữa trời nóng, mất một thập kỷ mới biết nguyên nhân - 3

Người mắc bệnh khi khám không hề có bệnh nhưng luôn nghĩ rằng bản thân mắc bệnh nan y. (Ảnh minh họa)

Trong quá trình khám và điều trị, bác sĩ Chen Yiping phát hiện lý do khiến cô Wang bị lạnh. Hơn 10 năm trước, cô Wang đã trải qua thắt ống dẫn trứng nhưng bác sĩ không phẫu thuật đúng cách nên sau khi thực hiện thủ thuật, cô Wang có các triệu chứng như đau lưng, đau bụng. Sau đó, cô cảm thấy cơ thể ngày càng yếu, không muốn ra ngoài. Cũng từ đó, cô bắt đầu cảm thấy lạnh toàn thân, không còn chú ý tới những điều khác. 

Sau khi nhập viện hơn 20 ngày để điều trị, cô Wang dần dần không sợ lạnh. Khi được xuất viện, cô Wang đã cởi chiếc áo khoác dày xuống và mặc một chiếc áo khoác mỏng như mọi người. 

Những người sống nội tâm, hoang tưởng, nhạy cảm có nhiều khả năng mắc bệnh

Những người sống nội tâm, hoang tưởng, đặc điểm tính cách nhạy cảm, hay suy nghĩ tiêu cực là những người có nguy cơ cao mắc bệnh rối loại bản thể. Do khả năng tự điều chỉnh cảm xúc của họ tương đối kém, thường chú ý đến mặt xấu của vấn đề, càng làm tăng độ nhạy cảm với các triệu chứng thực thể, liên tục đến bệnh viện để kiểm tra và không tin vào kết quả hay lời giải thích của bác sĩ.

Những bệnh nhân như vậy sẽ tìm kiếm các triệu chứng bệnh có liên quan trên Internet, kiểm tra xem bản thân có giống như vậy và nếu thấy tương tự, họ sẽ ở trong trạng thái lo lắng trong một thời gian dài. Họ có xu hướng nghi ngờ và nghĩ rằng họ mắc bệnh nan y. 

"Khi sự khó chịu về thể chất và cảm xúc này được tăng cường nhiều lần, bệnh nhân khó tự điều chỉnh và khó thoát khỏi chu kỳ bệnh. Lúc này, cần có sự trợ giúp chuyên môn và chẩn đoán của bác sĩ tâm thần, và điều trị được chuẩn hóa để cuối cùng vượt qua bệnh", bác sĩ Chen Yiping nói.

Cô gái tự nhận xấu hết phần thiên hạ, suýt cắt thịt cho đỡ béo nhưng sự thật ngỡ ngàng
Người mắc phải hội chứng mặc cảm ngoại hình luôn cảm thấy bản thân xấu xí hoặc có điểm xấu xí dù thực tế họ hoàn toàn bình thường thậm chí còn cực kỳ...
Minh Dương (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh lạ