Nguyên nhân khiến người phụ nữ bị đột quỵ không ngờ lại xuất phát từ chính thói quen xấu: Tắm ngay sau khi ăn, đặc biệt là khi ăn quá no và thời điểm tắm khá muộn vào buổi tối.
Người phụ nữ bị đột quỵ do tắm ngay sau ăn no
Vừa qua, các bác sĩ chuyên khoa thần kinh Miao Yang (Sơn Tây, Trung Quốc) cho biết, một người phụ nữ họ Quan (ngoài 50 tuổi ở Sơn Tây) đã nhập viện cấp cứu nhưng không qua khỏi. Bà ra đi vì bị nhồi máu não cấp tính, hay còn gọi là một dạng đột quỵ.
Người nhà bệnh nhân cho biết, bà vốn làm công việc tay chân và rất hiếm khi đau ốm. Vào ngày xảy ra sự việc, gia đình ăn tối muộn hơn bình thường. Bà Quan hôm đó bận rộn cả ngày nên đói bụng, ăn tới mức no căng bụng. Ngay sau khi đặt bát xuống, bà nói rằng sẽ đi tắm cho thoải mái và bớt nhức mỏi cơ thể.
Ảnh minh họa
Khoảng 10 phút sau, người nhà nghe thấy tiếng động lớn, gọi hỏi nhưng không thấy trả lời nên phá cửa xông vào. Lúc này, bà Quan nằm trên sàn nhà, toàn thân không thể cử động, mặt méo xệch sang một bên, đầu bị chảy máu nên đã đưa bệnh nhân đến viện cấp cứu.
Mặc dù được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng bệnh nhân đã không qua khỏi. Các bác sĩ cho biết, bà qua đời do cơn nhồi máu não cấp tính - một dạng đột quỵ. Lý do không ngờ lại xuất phát từ chính thói quen xấu: Tắm ngay sau khi ăn, đặc biệt là khi ăn quá no và thời điểm tắm khá muộn vào buổi tối.
Bác sĩ giải thích: Sau khi ăn no, lượng máu đang tập trung nhiều ở hệ tiêu hóa để hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Việc tắm ngay lập tức sẽ làm giãn mạch máu khắp cơ thể, khiến máu dồn về bề mặt da. Từ đó gây thiếu máu cho hệ tiêu hóa, thiếu máu cơ tim và não bộ, dẫn đến nguy cơ đột quỵ cao.
Ngoài tắm ngay sau khi ăn, bác sĩ cũng nhắc nhở một số thời điểm tắm làm tăng nguy cơ đột quỵ như: Khi say rượu bia, khi cơ thể quá mệt mỏi, khi trời quá lạnh, đêm khuya, ngay trước khi đi ngủ…
Tắm ngay sau khi ăn gây hại thế nào đến sức khỏe?
Ảnh minh họa
Cho đến hiện nay khoa học hiện đại cũng chưa có nghiên cứu cụ thể nào về việc ảnh hưởng của việc tắm sau bữa ăn. Thông thường theo lý thuyết khi chúng ta ăn máu sẽ tập trung vào dạ dày để tiêu hóa thức ăn, đây gọi là quá trình phân phối lại máu. Kể cả sau bữa ăn chúng ta cũng luôn cảm thấy buồn ngủ do một phần của tuần hoàn não cũng được phân phối đến ruột.
Khi tắm thân nhiệt sẽ bị hạ thấp như vậy cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để duy trì nhiệt độ. Một quá trình ngược khiến máu từ ruột trở lại da và mô dưới da để thân nhiệt được ổn định.
Chính vì vậy sẽ làm cho việc tiêu hóa mất cân bằng và đình trệ. Khi thức ăn mới ăn vào không được tiêu hóa tốt sẽ bị lên men thậm chí phân hủy trong đại tràng. Như vậy bạn sẽ cảm thấy buồn nôn, uể oải, mệt mỏi và gặp nhiều rủi ro về sức khỏe.
Sau khi ăn xong bao lâu thì tắm?
Thực tế có rất nhiều ý kiến trái chiều khác nhau xoay quanh chủ đề này. Trong khi khoa học hiện đại khuyên bạn nên chờ ít nhất 35 phút sau khi dùng bữa thì y học cổ đại ở trên lại cho rằng khoảng thời gian này nên là khoảng tối thiểu 2 giờ.
Vì thế, lời khuyên cho bạn là tốt nhất nên chờ trong 2 giờ, đặc biệt là với trường hợp bạn không chắc chắn về sự trao đổi chất hoặc tốc độ tiêu hóa của bạn nhanh chậm thế nào.
Ngoài ra, bạn nên tránh dùng trái cây và ngủ trưa ngay sau bữa ăn vì những việc này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa. Thay vào đó, những gì bạn nên làm là tắm trước khi bắt đầu ngồi vào bàn ăn. Đây cũng là cách tuyệt vời để khởi động quá trình tiêu hóa của bạn.
Ảnh minh họa
Tắm như thế nào để phòng đột quỵ?
Để đảm bảo sức khỏe tốt và ngăn ngừa đột quỵ khi tắm, cần lưu ý những điều sau đây:
- Tập thói quen tắm sớm. Không nên tắm sau 10:00 tối. Sau khi tắm, lau khô tóc và lau khô cơ thể trước khi đi ngủ để tránh cơ thể bị nhiễm lạnh.
- Nếu quá đói hoặc quá no, không nên tắm ngay sau khi ăn.
- Không dội nước lên người đột ngột, nhất là khi tắm nước lạnh. Nhẹ nhàng dội nước lên bàn chân, bàn tay, cơ thể và đầu của bạn. Điều này để cơ thể thích nghi với nhiệt độ và tránh bị sốc nhiệt.
- Không tắm ngay sau khi tập thể dục hoặc khi đổ mồ hôi.
- Nên tắm ở phòng tắm kín đáo, tránh gió lùa. Sau khi tắm nên lau khô người trước khi bật điều hòa.
- Không tắm nước nóng quá hoặc lạnh quá, vì việc thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột sẽ làm thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột, nguy hiểm đến sức khỏe.