Mặc dù có cuộc sống sung túc, có người hầu kẻ hạ nhưng vì một số nguyên nhân khiến những phi tần trong cung bị vô sinh, khó mang thai và sinh con.
Mỗi vị Hoàng đế thời Trung Hoa cổ đại đều có tam cung lục viện với hàng trăm phi tần và mỹ nữ. Tất nhiên, hầu hết các phi tần trong hoàng cung đều muốn có con, đặc biệt là con trai để làm chỗ dựa cho bản thân, bởi quan niệm “mẫu dĩ tử quý” (phú quý của người mẹ phụ thuộc vào con cái).
Chỉ cần sinh được cho Hoàng đế một người con, phi tần đó sẽ được chú ý. Nếu đứa trẻ thông minh, có năng lực, có cơ hội được truyền ngôi, thân phận là mẹ ruột đương nhiên sẽ được yêu chiều và hưởng nhiều vinh hoa phú quý hơn. Tuy nhiên, một số ghi chép cho thấy rất nhiều phi tần được “thị tẩm” liên tục nhưng cũng không thể mang thai, cuộc đời sống không con cái.
Trong thế giới y học phát triển ngày nay, sau khi ngôi mộ của một số phi tần được khai quật, các chuyên gia kiểm tra, tiến hành làm thí nghiệm, kết hợp với bối cảnh thời đại, đã tìm ra được sự thật đằng sau khiến các phi tần không thể mang thai.
1. Do thể chất và những mưu hại trong cung
Theo những ghi chép của sử sách, để có làn da trắng nõn mềm mượt và tỏa ngát hương thơm, mỹ nhân Triệu Yến Phi thời nhà Hán, thường nhét vào rốn một dạng thuốc viên có tên gọi “Hương cơ hoàn” (hay “Liễu đỗ niêm”) được pha chế theo công thức thần bí. Loại xuân dược này có thành phần chính là xạ hương, sâm Cao Ly, lộc nhung.
Khi nhét vào rốn, quả nhiên thuốc phát huy công dụng mạnh mẽ, khiến Triệu Phi Yến và em gái Triệu Hợp Đức luôn quyến rũ nhờ nước da nõn mượt và hừng hực sắc xuân. Nhưng nàng ta đâu ngờ, thần dược “Hương cơ hoàn” là con dao hai lưỡi. Chất độc trong thuốc, đặc biệt là xạ hương, tích lâu ngày trong người sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh sản của phụ nữ. Hậu quả nhãn tiền, Triệu Phi Yến vì muốn làm đẹp đã phải hy sinh đường con cái, để rồi suốt đời chỉ lo bày mưu tính kế giết hại phi tần, mỹ nữ đang mang long thai.
Đó cũng chính là một trong những lý do tại sao nhiều phi tần khó con con là bởi họ từng bị sảy thải bởi những âm mưu thâm độc trong hậu cung. Khi một phi tần mang thai đều nhận được nhiều sự quan tâm của hoàng đế. Để tránh cho người đó sau này có vị trí cao hơn, nhiều phi tần đã không từ thủ đoạn nào hãm hại khiến cho họ bị sảy thai.
Sau khi sảy thai kết hợp với cách chữa bệnh lạc hậu thời phong kiến, nhiều phi tần không thể có được sự phục hồi khả năng sinh sản tốt. Họ cần rất nhiều thời gian để cơ thể đủ sức khỏe cho lần mang thai sắp tới. Nếu như liên tục bị sảy thai hoặc nhiều lần bị thai lưu, các vị phi tần sẽ có nguy cơ bị vô sinh.
2. Do sự quyết định của Hoàng đế
Dù hậu cung có hàng trăm mỹ nhân nhưng thực tế không phải ai cũng được nhà vua sủng ái và yêu mến. Có người chưa bao giờ được Hoàng đế chọn để “thị tẩm”, có người may mắn được hoàng đế để ý, cho thị tẩm, nhưng việc phi tần có được mang thai hay không cũng phải phụ thuộc vào quyết định của Hoàng đế.
Nếu không muốn phi tần vừa được “thị tẩm” mang long thai, hoàng đế sẽ ra lệnh cho thái giám thực hiện một loạt các hành động như ấn vào một huyệt đạo trên mông của phi tần, sau đó liên tục ấn vào bụng để tinh trùng chảy ra ngoài, hạn chế cơ hội mang thai. Thậm chí, hoàng đề còn ban thuốc tránh thai cho phi tần của mình vừa thị tẩm.
Lý do thứ nhất khiến Hoàng đế phải làm vậy là để tránh sự tranh giành trong hậu cung. Vì một phi tần mang thai sẽ được hoàng đế sủng ái hơn, nếu là con trai có thể được phong làm hoàng tử, nằm trong danh sách nối ngôi vua, người mẹ cũng nhờ cậy con mà nâng vị thế của mình lên.
Lý do thứ hai, bởi có những phi tần trở thành thê thiếp của Hoàng đế thông qua cuộc hôn nhân chính trị. Nói cho đẹp đẽ là một cuộc hôn nhân, nhưng thực chất phi tần chỉ là một con tin, sẵn sàng thần phục Hoàng đế chỉ để đổi lấy hòa bình cho đất nước của mình.
Những phi tần này rất khổ sở, có thể hầu hạ Hoàng đế, nhưng tuyệt đối không được phép mang thai bởi vì một khi những phi tần này mang thai và sinh con rồng, có thể khiến ngoại thân dùng cớ này để uy hiếp Hoàng đế, thậm chí dẫn đến một số hậu quả khó lường cho quốc gia, thế sự.
Vì vậy, hoàng đế sẽ không bao giờ cho phép điều đó xảy ra, và thậm chí sẽ cho những phi tần này uống thuốc phá thai khi họ đang mang thai.
Với những nguyên nhân trên, lý giải tại sao ngày càng ít các phi tần trong cung có khả năng mang thai, thậm chí dẫn đến vô sinh nữ.
Vô sinh nữ là gì?
Vô sinh nữ là do tình trạng tinh trùng không thể thụ thai trong trứng, mặc dù tinh trùng của người chồng khỏe mạnh và hoàn toàn bình thường, vì thế mà khả năng có con của hai vợ chồng rất thấp.
Bệnh vô sinh nữ thường gặp ở các chị em có vấn đề bất thường về cơ quan sinh dục như suy buồng trứng, kinh nguyệt thất thường, viêm tắc ống dẫn trứng, ứ dịch vòi trứng, viêm phụ khoa,… hoặc các tình trạng viêm nhiễm cơ quan sinh dục như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo.
Vô sinh ở nữ được chia ra làm 2 loại, đó là:
Vô sinh nguyên phát: Đây là trường hợp hai vợ chồng chưa bao giờ có thai mặc dù đã sống với nhau hơn 1 năm, quan hệ tình dục bình thường và không dùng biện pháp tránh thai nào cả.
Vô sinh thứ phát: Là trường hợp hai vợ chồng đã có con hoặc có thai trước đó nhưng sau đó không thể có thai lại mặc dù sống với nhau trên 1 năm, vẫn quan hệ tình dục bình thường, đều đặn tuần 2 - 3 lần và không dùng biện pháp tránh thai.