Nguy cơ tử vong do tình trạng nhồi máu cơ tim là rất cao. Bạn cần phải có kiến thức cơ bản để phòng tránh cũng như điều trị căn bệnh này nhé!
Trong 3 phút đầu tiền kể từ khi bị nhồi máu cơ tim, nạn nhân phải được sơ cứu nhanh chóng và đúng cách, giúp tim đập trở lại. Nếu không, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, để lại những biến chứng lâu dài và thậm chí là tử vong.
Nhồi máu cơ tim là gì?
Nhồi máu cơ tim là tên gọi khoa học của một cơn đau tim. Tình trạng này xảy ra sẽ đe dọa đến tính mạng người bệnh, khi lưu lượng máu đến tim đột ngột bị giảm hoặc cắt đứt hoàn toàn, gây tổn thương mô. Đây thường là kết quả của tắc nghẽn (một hoặc nhiều) động mạch vành.
Sự tắc nghẽn có thể phát triển do mảng bám tích tụ - chủ yếu được làm từ chất béo, cholesterol và chất thải di động.
Dấu hiệu nhồi máu cơ tim
Tuy triệu chứng phổ biến nhất của một cơn đau tim là đau ngực và khó thở, nhưng các triệu chứng thực sự lại đa dạng hơn nhiều. Những dấu hiệu nhồi máu cơ tim thường gặp khác là:
- Đau thắt hoặc áp lực ở lồng ngực;
- Đau ở ngực, lưng, hàm và các vùng trên của cơ thể trong vòng một vài phút hoặc biến mất và trở lại liên tục;
- Khó thở;
- Đổ mồ hôi;
- Buồn nôn;
- Ói mửa;
- Căng thẳng, lo lắng;
- Chóng mặt;
- Nhịp tim đập nhanh.
Điều quan trọng cần lưu ý là không phải tất cả những người mắc chứng bệnh này đều có các biểu hiện hoặc mức độ triệu chứng giống nhau. Đau ngực là triệu chứng thường gặp nhất ở cả nam và nữ, tuy nhiên đối với phụ nữ thì một số dấu hiệu khác có khả năng xuất hiện cao hơn nam giới là:
- Khó thở;
- Đau hàm;
- Đau lưng trên;
- Đầu óc không tỉnh táo;
- Buồn nôn;
- Ói mửa.
Trên thực tế, một số phụ nữa trải qua tình trạng này nói rằng các triệu chứng của họ tương tự như khi mắc bệnh cúm.
Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim là gì?
Trái tim là cơ quan chính trong hệ thống tim mạch, bao gồm nhiều loại mạch máu khác nhau. Những mạch máu quan trọng nhất được gọi là động mạch, có tác dụng lấy máu giàu oxy cho cơ thể và tất cả các cơ quan khác trong cơ thể. Động mạch vành lấy máu chứa nhiều oxy chủ yếu cho cơ tim. Khi các động mạch này bị tắc nghẽn hoặc thu hẹp do sự tích tụ mảng bám, lưu lượng máu đến tim có thể giảm đáng kể hoặc ngừng hoàn toàn. Điều này gây ra cơn đau tim hoặc nhồi máu cơ tim.
Một số yếu tố tác động đến dòng chảy trong động mạch vành là:
Cholesterol xấu
Cholesterol xấu - hay còn được gọi là lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) – là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tắc nghẽn động mạch. Cholesterol là một chất không màu được tìm thấy trong thực phẩm hoặc cơ thể sản sinh một cách tự nhiên. Không phải tất cả cholesterol đều xấu, nhưng cholesterol LDL có khả năng dính vào thành động mạch và tạo ra mảng bám. Tiểu cầu máu – giúp máu đông lại – cũng có thể dính vào mảng bám và tích tụ theo thời gian.
Chất béo bão hòa
Chất béo bão hòa cũng có thể góp phần vào sự tích tụ mảng bám trong động mạch vành. Chất béo bão hòa được tìm thấy chủ yếu trong các sản phẩm thịt và sữa, bao gồm thịt bò, bơ và pho mát. Chúng có thể dẫn đến tắc nghẽn động mạnh thông qua việc tăng lượng cholesterol xấu và giảm lượng cholesterol tốt trong hệ thống máu.
Chất béo chuyển hóa
Một loại chất béo khác làm gia tăng nguy cơ đau tim là chất béo chuyển hóa, hay còn được gọi là chất béo hydro hóa. Chất béo này thường được sản xuất nhân tạo, thường được tìm thấy trong thực phẩm chế biến sẵn.
Ai có nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim?
Một số yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
Huyết áp cao
Huyết áp cao làm tổn thương động mạch, tăng tốc độ tích tụ mảng bám, tăng nguy cơ phát triển các vấn đề về tim.
Nồng độ cholesterol cao
Mức độ cholesterol trong máu cao khiến bạn có nguy cơ mắc chứng nhồi máu cơ tim. Điều chỉnh mức độ cholesterol bằng cách thay đổi chế độ ăn uống hoặc sử dụng thuốc can thiệp.
Nồng độ triglyceride cao
Triglyceride là một loại chất béo có khả năng làm tắc nghẽn động mạch. Chất béo trung tính từ thực phẩm bạn ăn đi qua máu cho đến khi chúng được lưu trữ trong cơ thể, thường là trong các tế bào mỡ. Tuy nhiên, một số chất béo trung tính có thể vẫn còn trong động mạch và góp phần vào sự tích tụ mảng bám.
Tiểu đường và lượng đường trong máu cao
Bệnh tiểu đường là tình trạng gây ra lượng đường hoặc glucose cao trong máu. Lượng đường trong máu cao có thể làm hỏng mạch máu và cuối cùng dẫn đến bệnh động mạch vành. Đây là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng có thể gây ra cơn đau tim ở một số người.
Béo phì
Nguy cơ bị đau tim sẽ cao hơn nếu bạn bị béo phì. Béo phì có liên quan đến nhiều tình trạng khác nhau làm tăng nguy cơ đau tim, bao gồm:
- Bệnh tiểu đường;
- Huyết áp cao;
- Mức cholesterol cao;
- Mức chất béo trung tính cao.
Hút thuốc
Các sản phẩm thuốc lá làm tăng nguy cơ bị đau tim. Nó cũng có thể dẫn đến các bệnh tim mạch khác.
Tuổi tác
Nguy cơ bị đau tim tăng dần theo độ tuổi. Đàn ông có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim sau tuổi 45, còn ở phụ nữ là sau tuổi 55.
Tiền sử gia đình
Khả năng mắc bệnh tim sẽ cao hơn nếu một trong những thành viên trong gia đình mắc bệnh về tim. Nguy cơ tăng lên 50% nếu người nhà là nam giới mắc bệnh trước 55 tuổi, là nữ giới mắc bệnh trước 65 tuổi.
Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ đau tim bao gồm:
- Căng thẳng, lo âu;
- Ít khi tập thể dục;
- Sử dụng thuốc bất hợp pháp, bao gồm cocaine và amphetamine;
- Có tiền sử tiền sản giật hoặc huyết áp cao trong thai kì.
Cách sơ cứu
Khả năng phản ứng với các tình trạng y tế của đại đa số mọi người vẫn còn thấp. Hãy tự trang bị kiến thức về sơ cứu nhồi máu cơ tim để cứu lấy chính mình và những người xung quanh.
Tư thế của người bệnh
Khi phát hiện người có biểu hiện nhồi máu cơ tim, cần gọi cấp cứu ngay lập tức. Trong khi chờ đợi xe cứu thương, bạn cần:
- Để người bệnh nửa nằm, nửa ngồi;
- Đặt Nitroglycerin dưới lưỡi người bệnh.
Áp dụng phương pháp ép tim
- Để bệnh nhân trên mặt phẳng chắc chắn.
- Người thực hiện quỳ gối phía bên trái bệnh nhân.
- Đặt hai bàn tay chồng lên nhau ở trước tim, ấn sâu xuống 1/3 cho đến ½ bề dày lồng ngực, nới lỏng tay.
- Thực hiện đều đặn mỗi giây 1 lần.
Áp dụng phương pháp hô hấp nhân tạo
- Để bệnh nhân ở nơi thoáng đãng.
- Nới rộng quần áo người bệnh, kiểm tra dị vật trong miệng nếu có.
- Đệm dưới cổ bệnh nhân, để cổ hơi ngửa ra sau.
- Bịt mũi bệnh nhân, dùng miệng truyền không khí qua miệng của bệnh nhân, thổi 2 hơi liên tiếp.
Cách điều trị nhồi máu cơ tim
Chẩn đoán
- Nghe nhịp tim, kiểm tra bất thường trong nhịp tim.
- Thực hiện một số xét nghiệm nếu cần thiết như:
+ Điện tâm đồ;
+ Xét nghiệm máu;
+ Kiểm tra căng thẳng;
+ Chụp mạch vành;
+ Siêu âm tim.
Điều trị
Các cơn nhồi máu cơ tim cần được điều trị ngay lập tức, vậy nên bước sơ cứu là vô cùng quan trọng.
Một số phương pháp xâm lấn tối thiểu được áp dụng là:
- Sốc điện tim;
- Nong mạch;
- Ghép động mạch vành.
Các loại thuốc phổ biến để điều trị đau tim là:
- Chất làm loãng máu (aspirin);
- Thuốc tan huyết khối;
- Thuốc kháng tiểu cầu (clopidogrel);
- Thuốc chẹn beta;
- Chất ức chế ACE;
- Thuốc giảm đau.
Ngăn ngừa nhồi máu cơ tim
Có nhiều cách để ngăn ngừa các cơn đau tim, kể cả khi bạn có tiền sử gặp tình trạng này.
Một cách dễ dàng đó là điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh cho tim mạch. Chế độ này chủ yếu bao gồm:
- Các loại ngũ cốc;
- Rau;
- Trái cây;
- Thịt nạc.
Bạn cũng cần giảm số lượng thực phẩm chứa các chất như:
- Đường;
- Chất béo bão hòa;
- Chất béo chuyển hóa;
- Cholesterol.
Thường xuyên tập thể dục cũng cải thiện sức khỏe tim mạch đáng kế.
Ngừng hút thuốc sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh về tim và cải thiện sức khỏe của phổi.
Bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì?
- Hải sản như cá, tôm, sò, ...;
- Sử dụng dầu olive khi chế biến;
- Tăng hoa quả và rau xanh;
- Giảm muối và axit béo;
- Hạn chế thực phẩm chứa cholesterol;
- Các món dễ tiêu hóa như súp, cháo loãng, rau củ quả nghiền, ...;
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc lá, trà, cà phê, socola, rượu.