Nước tiểu của người phụ nữ 25 tuổi chảy ra theo 2 đường, loại bệnh khiến chị em đỏ mặt

Ngày 05/09/2018 00:08 AM (GMT+7)

Người phụ nữ mắc bệnh kỳ lạ là nước tiểu chảy ra từ 2 hướng khi đi tiểu. Cảnh báo chị em phụ nữ phải chú ý về loại bệnh này.

Cô Bành, 25 tuổi ở Trà Lăng (Trung Quốc), nửa năm trước cô đã hạ sinh một em bé khỏe mạnh đáng yêu, mọi người trong gia đình ai nấy đều vô cùng hạnh phúc. Tuy nhiên, sau khi sinh, cô Bành buồn vui lẫn lộn, bộ dạng bất an.

Thì ra cô Bành mắc một bệnh kỳ lạ, mỗi lần khi đi tiểu, nước tiểu đồng thời chảy ra từ niệu đạo và âm đạo. Nước tiểu chảy ra từ hai hướng xảy ra đột ngột khiến cô Bành vô cùng lo lắng. Vì muốn tìm nguyên nhân của bệnh, cô Bành đã đến Khoa tiết niệu của Bệnh viện Trung tâm thành phố Chu Châu để kiểm tra.

Nước tiểu của người phụ nữ 25 tuổi chảy ra theo 2 đường, loại bệnh khiến chị em đỏ mặt - 1

Sau khi khám, cô Bành được chuẩn đoán bị rò bàng quang âm đạo (Ảnh minh họa)

Sau khi nghe về các triệu chứng và lịch sử bệnh liên quan của cô Bành, với kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm lâm sàng, bác sĩ lập tức nghĩ đến " rò tiết niệu sinh dục". Do đó, bác sĩ đã cho cô Bành làm một số xét nghiệm liên quan để chẩn đoán thêm.

Kết hợp với nhiều phương pháp chẩn đoán khác nhau, bệnh kỳ lạ của cô Bành cuối cùng cũng có kết quả. Hóa ra thủ phạm chính là rò bàng quang âm đạo, thuộc về một trong những loại rò tiết niệu sinh dục.

Bác sĩ chỉ ra nguyên nhân dẫn đến bị rò bàng quang âm đạo có thể là tai biến trong mổ sinh, sang chấn trong quá trình chuyển dạ. Chuyển dạ kéo dài do bất cân xứng giữa đầu thai nhi với khung chậu của người mẹ, gây chèn ép bàng quang hoại tử bàng quang tạo ra rò bàng quang âm đạo hoặc sau tai biến phẫu thuật cắt tử cung qua ngả bụng.

Nước tiểu của người phụ nữ 25 tuổi chảy ra theo 2 đường, loại bệnh khiến chị em đỏ mặt - 2

Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến rò bàng quang âm đạo chính là phụ nữ sau khi sinh nở.

Ngoài ra còn có thể do ung thư bàng quang và trực tràng (tại chỗ hoặc di căn từ nơi khác đến) xâm lấn vào các vách ngăn rồi gây thủng. Cũng có khi do đặt kim phóng xạ để điều trị các loại ung thư vùng chậu hông. Các tia phóng xạ này diệt tế bào ung thư, đồng thời cũng làm thủng vách ngăn giữa bàng quang, trực tràng và âm đạo.

Dấu hiệu của rò bàng quang âm đạo

Dấu hiệu luôn luôn có của bệnh rò bàng quang - âm đạo là nước tiểu từ bàng quang theo lỗ rò bàng quang âm đạo làm ướt bẩn quần áo người bệnh một cách liên tục. Nó xuất hiện sau khi đẻ hay sau khi mổ từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 7, có trường hợp trễ hơn - vào cuối tuần lễ thứ 2. Trong thời gian đầu đôi khi người bệnh không để ý, vì nước tiểu có thể một phần thoát ra bằng con đường bình thường, một phần lớn qua lỗ rò, hoặc lẫn với sản dịch sau khi đẻ.

Nước tiểu của người phụ nữ 25 tuổi chảy ra theo 2 đường, loại bệnh khiến chị em đỏ mặt - 3

Rò bàng quang âm đạo ảnh hướng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.

Bệnh nhân thường đến bệnh viện sau thời gian bị lỗ rò: khi đó quần áo họ thường hôi hám mùi nước tiểu và có thể có dấu hiệu nhiễm trùng, ngứa ngáy hai bên đùi và âm hộ.

Khi khám xét, bác sĩ có thể bơm thuốc xanh méthylene vào bàng quang, nếu thấy thuốc xanh ra ở âm đạo sau khi thực hiện việc bơm thuốc là có thể xác định rằng có lỗ rò bàng quang - âm đạo.

Cách xác định rò bàng quang âm đạo

Thường xuất hiện 7 - 14 ngày sau khi mổ, ở thời điểm này xuất hiện nước tiểu chảy ra từ âm đạo, số lượng nước tiểu chảy ra nhiều hay ít tùy thuộc vào kích thước và vị trí của lỗ rò.

Thử nghiệm màu: bơm dung dịch bleu methylene vào bàng quang qua một ống thông niệu đạo. Đặt 3 tampon vào âm đạo sau khi bàng quang được bơm đầy nước, thấy có sự nhuộm màu của tampon.

Xác định lỗ rò bằng cách nội soi bàng quang để đánh giá số lượng, kích thước, vị trí lỗ rò đồng thời đánh giá mức độ viêm nhiễm của bàng quang, để có cách điều trị tốt nhất.

Rò niệu quản âm đạo cũng hay đi kèm với rò bàng quang âm đạo là nguyên nhân thường gặp sau phẫu thuật vùng đáy chậu, xác định bằng chụp hệ niệu có cản quang.

Điều trị rò bàng quang âm đạo

Trường hợp lỗ rò nhỏ, dùng đốt điện đường rò kết hợp đặt dẫn lưu bàng quang tốt giúp cho đường rò hóa sẹo.

Các trường hợp khác phải phẫu thuật. Cần mổ sớm khi các phần bàng quang âm đạo tiếp giáp lỗ rò còn mềm mại, chưa bị xơ cứng do viêm kéo dài.

Từ lỗ rò, các bác sĩ sẽ bóc tách tổ chức bàng quang khỏi tổ chức âm đạo trên một diện đủ rộng để khâu đóng kín lỗ rò bàng quang, sau đó khâu lỗ rò âm đạo.

Phòng bệnh

Với thai phụ cần đi khám thai định kỳ đầy đủ để được theo dõi thai cũng như tiên lượng cuộc đẻ. 

Nước tiểu của người phụ nữ 25 tuổi chảy ra theo 2 đường, loại bệnh khiến chị em đỏ mặt - 4

Phụ nữ có thai nên chú ý chế độ ăn uống và thăm khám theo dõi dấu hiệu sau sinh để phòng ngừa rò bàng quang âm đạo

Thai phụ cũng cần có những kiến thức về ăn uống để đảm bảo sức khỏe cho cuộc đẻ, theo học các lớp tiền sản đẻ có kiến thức cho một cuộc đẻ an toàn, cũng như thực hiện theo đùng hướng dẫn của nhân viên y tế trong chuyển dạ tránh mất sức hoặc phải can thiệp những thủ thuật có nguy cơ gây bệnh rò bàng quang trực tráng âm đạo sau sinh.

Nên sinh tại những cơ sở y tế uy tín, cần theo dõi các dấu hiệu sau sinh, đặc biệt với những thai phụ chuyển dạ kéo dài.

Rò bàng quang âm đạo sau sinh là một biến chứng có thể gặp với bất cứ sản phụ nào, nhất là với những sản phụ có cuộc chuyển dạ kéo dài hoặc sử dụng những thủ thuật sản khoa như foocxep, giác hút.

Sinh ra không có âm đạo, 9x đối mặt với những ngày đau đớn luyện tập cùng máy giãn cơ
Để có thể quan hệ được như người bình thường thì mỗi ngày cô gái trẻ Tasha Bishop phải dành 8 tiếng chịu đau đớn khôn cùng để giãn nở âm đạo.
Hà Vũ (dịch theo QQ)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe