Quả táo tàu đại bổ nhưng đây là lý do có người càng ăn càng dễ phải gặp bác sĩ

Ngày 20/04/2022 06:45 AM (GMT+7)

Táo tàu giàu dinh dưỡng, giúp chữa trị nhiều bệnh nhưng có những người lại kỵ loại quả này.

Táo tàu là nguyên liệu phổ biến, được công nhận là loại thực phẩm bổ dưỡng. Đông y còn gọi quả này là chà là đỏ hoặc táo Trung Quốc. Táo tàu quả nhỏ, hạt cứng, khi chín có màu đỏ sẫm, da nhăn nhẹ. Loại quả này khi tươi hay khô đều có hương vị ngọt, thịt quả dai. Táo tàu thường được sấy khô làm mứt, làm món tráng miệng hoặc cho vào thuốc bắc... Theo quan điểm y học cổ truyền, quả táo tàu ít calo nhưng giàu chất xơ, vitamin C và khoáng chất, đạm, kali... 

Táo tàu bổ dưỡng nhưng không phải ai ăn cũng tốt

Táo tàu bổ dưỡng nhưng không phải ai ăn cũng tốt 

Tác dụng của táo tàu 

Quả táo tàu chống oxy hóa cao. Thành phần của quả táo có flavonoid, polysaccharide, axit triterpenic, vitamin C... giúp chống oxy hóa hiệu quả cho cơ thể, từ đó ngăn ngừa các bệnh như tim mạch, tiểu đường, giúp giảm căng thẳng... 

Táo tàu giúp cải thiện chức năng não, giúp bạn ngủ ngon giấc hơn. Thêm vào đó, chất xơ trong quả giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. 

Táo tàu còn giúp chống lại một số bệnh ung thư. Thành phần polysaccharides trong quả táo, được biết đến là loại đường tự nhiên có đặc tính chống oxy hóa, chống lại các gốc tự do và trung hòa các tế bào có hại. Ngoài ra, lượng vitamin C liều cao góp phần chống lại một số loại tế bào ung thư, có thể kể đến ung thư tuyến giáp, buồng trứng... 

Những đối tượng nào không nên ăn táo tàu 

Bệnh nhân tiểu đường, có vấn đề về răng miệng... nên hạn chế tối đa táo tàu, do loại quả này chứa nhiều đường. 

Ngoài ra, người thể trạng dễ đầy hơi, chướng bụng cần hạn chế ăn táo đỏ, do loại quả này có thể khiến tình trạng chướng bụng thêm trầm trọng. 

Táo tàu giàu chất xơ, khó tiêu hóa hơn so với các loại quả khác, ăn nhiều - nhất là với những người dạ dày yếu - là không tốt. 

Táo tàu kỵ với một số thực phẩm, bạn nên lưu ý để tránh ăn nhầm

Táo tàu kỵ với một số thực phẩm, bạn nên lưu ý để tránh ăn nhầm

Những điều cần lưu ý khi ăn táo tàu

Không nên ăn thực phẩm giàu protein ngay sau khi ăn táo đỏ, bởi protein kết hợp với vitamin C trong táo đỏ có thể khiến bạn gặp tình trạng khó tiêu hóa. Chỉ nên ăn thực phẩm giàu protein khoảng 1-2 giờ sau khi ăn táo đỏ. 

Táo đỏ ninh với nước sôi sẽ mất chât, do vitamin C trong quả bị phá hủy ở nhiệt độ cao hơn 80 độ C.  

Khi sốt, không nên ăn táo đỏ. Lý do là khi sốt, bạn thường uống thuốc hạ sốt. Trong thuốc hạ sốt có một số thành phần khi kết hợp với táo đỏ có khả năng tạo ra một số hợp chất không hòa tan, ảnh hưởng đến sự hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể và giảm hiệu quả của thuốc. 

Các thực phẩm tối kỵ kết hợp với táo tàu

Táo tàu và hành lá gây khó tiêu. Đông y chỉ ra, táo đỏ giúp hỗ trợ sinh lực cho lá lách và dạ dày, giúp nuôi dưỡng tim, phổi, làm dịu thần kinh... Hành lá khử mùi tanh, có tác dụng kích thích tiết dịch vị, tạo cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, sự kết hợp của hai loại này dễ gây ra chứng khó tiêu. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng hành lá có vị cay nồng, tính nóng, trong khi táo tàu có vị ngọt, hăng, tính nóng, kết hợp hai loại này dễ gây bốc hỏa cho cơ thể. 

Táo tàu và cua biển khi ăn chung dễ gây sốt, nóng, do đó nên ăn cách nhau ít nhất 2 tiếng đồng hồ. 

Táo tàu và gan động vật khi nấu chung có thể phá hủy vitamin. Gan động vật rất giàu các nguyên tố như đồng, sắt, các ion kim loại này có thể dễ dàng làm oxy hóa vitamin C có trong táo đỏ, làm mất tác dụng của quả táo. 

Táo tàu cũng không nên ăn cùng dưa chuột hay củ cải, bởi các enzym trong hai loại này phá hủy vitamin trong táo đỏ, khiến loại quả này mất giá trị dinh dưỡng.

Có nên ăn trái cây hàng ngày không? Đây là 6 điều ai cũng nên biết về ăn trái cây
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy bạn nên thêm các loại trái cây màu sắc đa dạng vào khẩu phần hằng ngày của mình. 

Sống khỏe

Thùy Linh (Dịch từ Aboluowang)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề An toàn thực phẩm