Quy tắc 1-2-3 của nữ chủ tịch U90 giúp bà có cơ thể trẻ khoẻ như thiếu nữ 20 tuổi, đặc biệt chú ý bộ phận này

HOÀNG DƯƠNG - Ngày 05/03/2024 04:29 AM (GMT+7)

Ở tuổi 88, nữ chủ tịch người Nhật Bản lại có sức khỏe của thiếu nữ đôi mươi, mục tiêu của bà là "biến mình thành phiên bản tốt nhất của bản thân ở tuổi 90".

Khi chúng ta già đi, mật độ xương bắt đầu giảm, vòng eo và đầu gối dần đau nhức khiến việc di chuyển trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, có một người phụ nữ 88 tuổi là chủ của một công ty ở Nhật Bản hiện không chỉ làm việc tích cực mà tuổi xương, tuổi nội tạng, tuổi mạch máu của bà đều trẻ tương đương với người ngang 20 tuổi. Vậy bí quyết của bà là gì?

Nữ chủ tịch 88 tuổi có sức khoẻ không kém thanh niên 20 tuổi 

Yukieda Yoshikawa, nữ chủ tịch ngành bất động sản và ăn uống của Nhật Bản cho biết bản thân có mong muốn sẽ sống đến 120 tuổi. Bà chia sẻ ai cũng nghĩ rằng cơ thể mình càng già sẽ càng yếu nhưng đây là thời đại con người có thể sống tới 100 tuổi không còn khó khăn, sau 60 tuổi, chặng đường cuộc đời vẫn còn rất dài.

Theo bà, để sống khỏe mạnh và xinh đẹp trong suốt quãng đời còn lại, mọi người cũng có thể bắt đầu làm việc chăm chỉ và cố gắng làm cho cơ thể mình khỏe mạnh. "Dù là sự nghiệp hay cơ thể, sẽ chẳng có ích gì nếu bạn rơi vào tình trạng "báo động đỏ", nữ chủ tịch U90 nói.

Bà Yukieda Yoshikawa chỉ ra rằng chỉ cần tình trạng thể chất xuất hiện một dấu hiệu nguy cơ, điều đó tương đương với việc hướng về phía cái chết nhanh hơn. Vì vậy, mọi người nên kiểm soát tốt tình trạng thể chất và cải thiện sức khỏe của mình hơn nữa. 

Nữ chủ tịch Yukieda Yoshikawa hơn 80 tuổi vẫn có sức khỏe tốt, tóc đen, xương khỏe.

Nữ chủ tịch Yukieda Yoshikawa hơn 80 tuổi vẫn có sức khỏe tốt, tóc đen, xương khỏe. 

Thấu hiểu được quy tắc này, bà Yukieda Yoshikawa luôn cố gắng chăm sóc bản thân thật tốt. Nhờ đó dù đã gần 90 tuổi nhưng tóc bà vẫn óng mượt, răng không sâu hay hư hỏng, thậm chí kết quả kiểm tra tuổi xương, nội tạng và mạch máu của bà còn tốt như một thanh niên ở độ tuổi 20. Bí quyết của bà nằm ở quy tắc 1,2,3 cụ thể là 1 nước, 2 nguyên liệu và tập thể dục 3 lần một tuần. 

Quy tắc 1-2-3 để sống khỏe đến già

1. Món "canh gia truyền" giàu dinh dưỡng, giải tỏa mệt mỏi, giải độc

Yukie Yoshikawa cho biết bí quyết trẻ lâu của bà nằm ở công thức nấu món canh của gia đình. "Từ khi tôi còn nhỏ, mẹ tôi đã dùng vảy cá ngừ và tảo bẹ để nấu món canh đậm đà và bổ dưỡng, tốt cho cơ thể và trí não", Yukie Yoshikawa chia sẻ. 

Mỗi thành phần trong món canh này đều rất bổ dưỡng. Cá ngừ rất giàu histidine, alanine, axit aspartic có tác dụng phân hủy các chất mệt mỏi trong cơ thể, axit inosinic giúp tạo ra tế bào mới, ngăn ngừa lão hóa. Còn tảo bẹ giàu các axit béo như DHA và EPA, kali, canxi và các khoáng chất khác. Hơn nữa nó còn cung cấp chất xơ, axit alginic và fucoidan có thể giúp loại bỏ chất béo, đường, cholesterol, đẩy nhanh quá trình loại bỏ các chất có hại dư thừa ra khỏi cơ thể và hỗ trợ giải độc.

Công thức nấu món canh gia truyền của gia đình Yoshikawa

- Nguyên liệu: 1,8 lít nước, 180ml rượu, 45g cá ngừ bào, 12 miếng tảo kombu (lớn 5cm), 28 con cá khô nhỏ

- Cách làm: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi và đun sôi, tiếp tục đun trong 15 phút thì tắt bếp, vớt cá ngừ, tảo kombu và các nguyên liệu khác để dùng làm nước cốt cho canh miso và các loại súp khác.

Món canh cá ngừ và tảo biển truyền thống của gia đình bà Yukieda Yoshikawa chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Món canh cá ngừ và tảo biển truyền thống của gia đình bà Yukieda Yoshikawa chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)

2. Đồ ăn nhẹ là rong biển và mận khô, giúp tăng cường chất xơ và bảo vệ mạch máu

Khi cảm thấy đói, bà Yukie Yoshikawa sẽ không tùy ý ăn đồ ăn nhẹ chế biến sẵn, thay vào đó bà thường xuyên ăn nhất là rong biển và mận khô. Bà cho rằng chức năng của các cơ quan nội tạng của bà tốt như của người trẻ là nhờ nước canh, rong biển và mận khô.

Rong biển rất giàu chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa; mận chứa axit xitric, có thể cải thiện sức khỏe mạch máu và phục hồi thể lực.

Nhà dinh dưỡng học người Đài Loan (Trung Quốc) Zhu Ruijun cũng liệt kê những lợi ích của việc ăn rong biển, bao gồm giảm cholesterol, thúc đẩy bài tiết chất gây ung thư và bổ sung các khoáng chất như kali, canxi, magie, sắt và axit folic. 

Tuy nhiên, bạn nên chú ý khi chọn rong biển, chẳng hạn như món rong biển khô tẩm ướp đang trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây nhưng nó lại có lượng calo cao hơn nhiều so với những lát rong biển truyền thống, có thể cung cấp 600-700 calo mỗi 100g. Mặc dù khẩu phần mỗi gói rong biển không lớn và là món ăn nhẹ tương đối tốt cho sức khỏe nhưng cũng không nên ăn quá nhiều. 

3. Tập thể dục 3 lần/tuần để không đau thắt lưng, đầu gối, bảo vệ xương 

Bà luôn duy trì thói quen tập thể dục đều đặn, chú trọng việc đi bộ.

Bà luôn duy trì thói quen tập thể dục đều đặn, chú trọng việc đi bộ. 

Theo thống kê của Hiệp hội Chỉnh hình Nhật Bản, hơn 30 triệu người ở Nhật Bản bị đau thắt lưng. Tuy nhiên, Yukie Yoshikawa chưa bao giờ gặp rắc rối với chứng đau thắt lưng, đau đầu gối hay gãy xương, ngay cả khi bay vòng quanh Nhật Bản để làm việc, bà cũng không bao giờ cảm thấy mệt mỏi.

"Điều tôi tự hào nhất là cơ thể tôi khá dẻo dai", Yukie Yoshikawa chia sẻ. Bà thậm chí có thể làm động tác xoạc chân mà nhiều người trẻ cũng chưa chắc làm được. Bà cho rằng nguyên nhân khiến cơ thể cứng đơ là do thiếu vận động và bà đã hình thành thói quen tập các bài tập giãn cơ từ 50 năm trước, ngay cả khi nấu ăn trong bếp, bà vẫn tập các động tác như kiễng chân và giơ cao chân khi nấu ăn để tập luyện.

Ngoài ra, Yoshikawa Yuki cũng kiên trì thói quen đi bộ thể dục. Mỗi tuần, bà đi bộ khoảng 3 lần, mỗi lần kéo dài 30-40 phút, đồng thời thực hiện các bài tập thể dục đơn giản và massage chân. Điều đặc biệt nhất là bà không chỉ đi bộ bình thường, Yoshikawa Yukie cho biết khi đi bộ bà còn hét to lên để giải tỏa cảm xúc, giảm bớt căng thẳng và thúc đẩy quá trình tiết serotonin.

Một nghiên cứu trên tạp chí Y học New England cho thấy đi bộ có thể làm giảm 30% nguy cơ gãy xương hông. Karen Friel, giám đốc Khoa Vật lý trị liệu tại Trường Chăm sóc Sức khỏe thuộc Viện Công nghệ New York và những người khác còn chỉ ra rằng đi bộ rất tốt cho xương. Nếu có thể tăng thêm tải trọng để gây áp lực lên xương, xương sẽ sản sinh ra nhiều tế bào hơn. Nếu đã hình thành thói quen đi bộ, bạn cũng có thể tăng tốc độ, thay đổi hướng đi (đi lùi và đi ngang), nhảy 20 lần, leo cầu thang hoặc dốc,... để tăng cường tác dụng tạo xương.

4. Đừng bỏ bê việc chăm sóc âm đạo sau mãn kinh

Ngoài việc tuân theo quy tắc 1,2,3 trên, có một bộ phận trên cơ thể mà vị nữ chủ tích rất quan tâm chăm sóc. Sau khi mãn kinh, tình trạng khô "vùng kín" đã trở thành vấn đề nhức nhối của nhiều phụ nữ trung niên và cao tuổi.
Lu Xiaowen, bác sĩ sản phụ khoa tại Bệnh viện Gengxin, Đài Loan giải thích sau khi mãn kinh, lượng estrogen tiết ra giảm, âm đạo sẽ khô do không đủ chất bôi trơn, dễ bị ngứa, khó chịu, thậm chí còn có thể gây nhiễm trùng âm đạo, đau hoặc khó chịu trong quan hệ tình dục, đi tiểu thường xuyên, rối loạn tiểu tiện hoặc các biến chứng như tiểu không tự chủ.

Sau khi mãn kinh, hầu hết mọi người đều cho rằng vì đã đến tuổi này nên không cần chăm sóc điều dưỡng "phần dưới" nhưng bà Yukieda Yoshikawa rất coi trọng vấn đề khô âm đạo và cho rằng nếu có thể giải quyết được tình trạng khô hạn thì các vấn đề như khó tiểu, tình trạng khô và ngứa có thể được cải thiện.

Bác sĩ Lu Xiaowen gợi ý phụ nữ sau mãn kinh có thể giảm thiểu tình trạng khô "vùng kín" bằng cách bổ sung vitamin A và B2, uống đủ nước (2 lít nước mỗi ngày). Nếu cảm thấy không khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến ​​​​bác sĩ sản phụ khoa để điều trị kịp thời.

Có gì trong bát canh của bác sĩ miễn dịch người Nhật mà có thể giúp ông 27 năm không ốm đau?
Những món canh rau của chuyên gia miễn dịch đều được nấu từ các nguyên liệu tốt cho đường ruột, cải thiện hệ miễn dịch.

Thực phẩm tốt cho sức khỏe

Theo HOÀNG DƯƠNG (Dịch từ EDH)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe