Ôm là hành động để thể hiện tình yêu của các cặp đôi nhưng một người phụ nữ 24 tuổi sau khi được bạn trai ôm lại gặp tai nạn bất ngờ.
Cuối tuần trước, bác sĩ Zhao Ping từ khoa Cấp cứu của Bệnh viện Nhân dân Dongyang đã tiếp nhận một ca bệnh đặc biệt. Người phụ nữ Xiaoxia, 24 tuổi đã đến bệnh viện vì cơn đau ở ngực trong nhiều ngày. Sau khi kiểm tra CT phát hiện cô gái trẻ bị gãy xương sườn thứ 4 và 5 bên trái.
Điều kỳ lạ là Xiaoxia cho biết cô không hề gặp bất cứ chấn thương hay tai nạn nào trong thời gian gần đây. Vậy tại sao xương sườn lại bị gãy?
Xiaoxia được phát hiện bị gãy hai xương sườn.
Người bạn trai đi cùng Xiaoxia lúc này mới nhớ lại chuyện vài ngày trước khi anh và Xiaoxia gặp lại nhau. Do cặp đôi yêu xa quá lâu nên khi gặp lại cả hai đều rất nhớ nhung, người bạn trai khi đó đã ôm chặt bạn gái. Sau khi ôm người yêu được một lúc, Xiaoxia nói thấy hơi tức ngực. Khi đó, người bạn trai chỉ nghĩ do quá phấn khích nên ôm bạn gái quá sát vào người nên đã thả lỏng ra.
Vài ngày sau. Xiaoxia bắt đầu cảm thấy đau ngực rõ rệt hơn nên người bạn trai đã đưa cô tới Bệnh viện Nhân dân thành phố Dongyang để kiểm tra. Kết quả chẩn đoán Xiaoxia bị gãy xương sườn và vết gãy này có lẽ là do bạn trai đã ôm Xiaoxia quá chặt.
Bác sĩ Zhao Ping cho biết: "Tình trạng này không phải là hiếm gặp. Thông thường, phụ nữ ở độ tuổi trung niên hoặc lớn tuổi, xương sườn không còn khỏe, dễ mắc loãng xương hoặc các tình trạng bệnh lý khác. Sự giãn nở của ngực và áp lực gấp đôi dẫn đến gãy xương."
Vì cái ôm của bạn trai, cô gái trẻ đã bị gãy xương sườn. (Ảnh minh họa)
"Trường hợp như Xiaoxia đang dần phổ biến trong những năm gần đây", bác sĩ Zhao chỉ ra: "Bởi vì kiểu cơ thể của Xiaoxia là béo phì, xương sườn thường phải chịu trọng lượng lớn trong khi cơ thể lại ít được luyện tập thể thao nên xương ngày càng yếu. Một hành động quá sức một chút có thể dẫn tới gãy xương."
May mắn thay, tình hình của Xiaoxia không nghiêm trọng lắm. Bác sĩ Zhao đã cho Xiaoxia điều trị triệu chứng và chỉ cần nghỉ ngơi nhiều, tránh các hoạt động nặng.
Liệu xương sườn của con người có dễ bị gãy?
"Bệnh loãng xương không hề đơn giản, đôi khi chỉ vì một cái hắt hơi có thể gây gãy xương." Bác sĩ Zhao Ping cho biết: "Người hiện đại có điều kiện sống tốt và thường ít lao động chân tay. Họ tập thể dục ít hơn hàng ngày nên xương ngày càng yếu."
Trong chế độ ăn uống, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, và chú ý đến protein, đặc biệt là bổ sung vitamin D và phốt pho. Bạn có thể ăn nhiều sữa, các sản phẩm từ đậu nành và trái cây, rau quả tươi,... Ngoài ra, để sửa chữa những thói quen xấu, hãy tuân thủ tập thể dục vừa phải.
Triệu chứng loãng xương ở người trẻ tuổi
Nhắc đến bệnh loãng xương nhiều người nghĩ rằng đây là bệnh của người già. Trên thực tế, với thói quen sinh hoạt nghèo nàn, ngày càng nhiều người trẻ bắt đầu phát triển bệnh loãng xương trước.
- Chiều cao giảm xuống, sau khi loãng xương, đốt sống không thể chịu được trọng lượng của cơ thể, và chiều cao bị ảnh hưởng.
- Đau lưng.
- Dễ bị gãy xương, thường xảy ra ở cột sống, hông, cổ tay,...
Những yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương ở người trẻ tuổi
1. Ít tiếp xúc với nắng
Ánh sáng mặt trời rất quan trọng đối với việc sản xuất vitamin D và sự hấp thụ canxi, vì vậy cần phải đảm bảo ít nhất 20 phút tắm ánh nắng mặt trời mỗi ngày.
Nên dành 20 phút mỗi ngày để tắm nắng. (Ảnh minh họa)
2, Béo phì hoặc giảm cân quá mức
Người béo phì có chất béo nội tạng cao, sức mạnh xương thấp và làm tăng nguy cơ loãng xương. Và nhiều phụ nữ trẻ vì sợ béo nên liên tục giảm cân, nhưng dữ liệu cho thấy 7% phụ nữ giảm cân sẽ bị loãng xương trong vòng 5 năm.
3, Có những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, thường uống đồ uống có chứa caffein hoặc trà
Nhiều người thích đồ uống có ga, hoặc cà phê hoặc trà quá thường xuyên sẽ làm giảm mật độ xương, ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi và chôn giấu những nguy hiểm tiềm ẩn cho bệnh loãng xương.