Uống trà có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng có một thời điểm tốt nhất không nên uống trà kẻo ảnh hưởng tới việc hấp thụ dinh dưỡng
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại trà khác nhau như trà xanh, trà đen, trà hoa cúc,... Trà cũng có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ chứa polyphenol và các thành phần dinh dưỡng khác, có thể làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim mạch, viêm khớp và tiểu đường.
Uống trà là thói quen của nhiều người, có những người thích uống trà buổi sáng, có người lại thích nhâm nhi tách trà vào buổi chiều. Tuy nhiên, một số người có thể muốn uống trà trong và ngay sau bữa ăn. Tuy nhiên theo các chuyên gia trà dù rất tốt nhưng uống trà trong hay ngay sau khi ăn cực kỳ không có lợi vì trà có thể ức chế sự hấp thụ dinh dưỡng mà cụ thể chính là sắt.
Uống trà có lợi cho sức khỏe nhưng có một số thời điểm không nên uống trà chẳng hạn như trong bữa ăn. (Ảnh minh họa)
Chuyên gia dinh dưỡng Nicole Dynan nổi tiếng của Australia - từng là Chủ tịch của Hiệp hội chuyên gia dinh dưỡng nước Australia cho biết sắt là một khoáng chất quan trọng giúp vận chuyển oxy xung quanh máu của chúng ta. Quá ít sắt có thể dẫn đến thiếu sắt, mệt mỏi và giảm khả năng miễn dịch. Các nguồn thực phẩm cung cấp chất sắt tốt nhất bao gồm thịt đỏ, đậu khô và đậu lăng, rau lá xanh, các loại quả hạch và hạt, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt.
Các thực phẩm cung cấp sắt - Các nguồn cung cấp chất sắt tốt nhất là thịt, đặc biệt là thịt đỏ - Các nguồn thực vật cung cấp chất sắt tốt bao gồm các loại đậu và trái cây sấy khô. Đậu phụ cũng là một nguồn cung cấp chất sắt tuyệt vời; - Các nguồn cung cấp chất sắt ổn định là các loại rau lá xanh (rau bina, cải xoăn, cải bruxen, cải thìa, v.v.), các loại hạt, trái cây khô và trứng. |
Chuyên gia Dynan giải thích sắt đặc biệt quan trọng đối với các bé gái và phụ nữ vì họ bị mất sắt qua chu kỳ kinh nguyệt. Chuyên gia Dynan nói: “Phụ nữ cần nhiều sắt hơn nam giới - khoảng 18 miligam mỗi ngày so với nam giới cần khoảng 8 miligam mỗi ngày. Tuy nhiên, ước tính cứ 4 phụ nữ thì có một phụ nữ bị thiếu chất. Vì vậy, điều quan trọng là phụ nữ nên tập trung vào việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt hơn mỗi ngày."
Những thực phẩm giàu chất sắt. (Ảnh minh họa)
Vậy làm thế nào uống trà lại ảnh hưởng đến sắt trong cơ thể?
Chuyên gia Dynan giải thích: “Có một số thứ giúp tăng cường sự hấp thụ sắt, và cũng có một số thứ ức chế sự hấp thụ sắt”.
Thực phẩm giàu vitamin C như trái cây họ cam quýt và ớt chuông được biết đến với khả năng tăng cường hấp thu sắt không phải heme (nguồn thực vật). Nhưng các polyphenol có trong trà được biết là có khả năng ức chế sự hấp thụ sắt. Điều này bao gồm trà đen, trà thảo mộc, thậm chí cả ca cao, cà phê espresso và cà phê. Uống những chất này trong bữa ăn làm giảm sự hấp thụ sắt không phải heme trong bữa ăn. Trà đen có nhiều tác dụng hơn trà thảo mộc, và trà càng mạnh thì sự ức chế càng lớn do polyphenol cao hơn.
Uống trà trong hay ngay sau bữa ăn sẽ ức chế khả năng hấp thụ sắt từ thực phẩm của cơ thể. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, quá trình này có thể không ảnh hưởng đến tất cả mọi người, đặc biệt là những người ăn thịt, vì việc có đủ chất sắt trong cơ thể (từ thịt, cá và gia cầm) sẽ khắc phục sự ức chế hấp thu sắt, ngay cả khi uống một lượng lớn trà. Về cơ bản, những nhóm người sau đây nên cẩn thận uống trà trong bữa ăn - cụ thể là phụ nữ có kinh nguyệt, người ăn chay trường và người ăn chay vì họ là người dễ bị thiếu sắt nhất.
“Đối với người dân nói chung, không cần phải tránh uống trà. Tuy nhiên, nếu bạn không ăn nhiều thịt đỏ (nguồn cung cấp sắt sẵn có nhất), hoặc theo chế độ ăn chay, tốt nhất bạn nên uống trà riêng biệt trong bữa ăn để tránh tác dụng ức chế hấp thu sắt của trà. Ngoài ra, cũng nên ăn những thực phẩm giúp tăng cường hấp thu sắt, chẳng hạn như thực phẩm giàu vitamin C", chuyên gia Dynan nói với tờ HuffPost Australia: