Uống nước là việc mà chúng ta đã thực hiện hàng ngày, nhưng uống sao cho đúng mà không hại thận thì không phải ai cũng biết.
Nhiều người sai lầm khi cho rằng mỗi người cần uống đủ 2 lít nước trong một ngày vì cho rằng uống nhiều nước có thể thải độc, có thể rửa ruột già, làm đẹp da...
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, uống nước như vậy cũng là cách gây tổn thương thận, nghiêm trọng hơn có thể làm thận hư, không kiểm soát được nước tiểu.
Uống sai cách chính là nguyên nhân gây tổn thương thận. Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia, những người bình thường khỏe mạnh, chỉ cần đảm bảo rằng bạn không có cảm giác khát, sau khi uống nước không có cảm giác bị no căng hay đầy trướng bụng được xem là đã uống đủ nước. Đây chính là nguyên tắc tự nhận biết nhu cầu nước mà cơ thể cần. Nếu bạn muốn uống nước mà vẫn có thể uống được, không bị "chối" thì bạn cứ nên tiếp tục uống.
Đối với những người có chức năng nội tạng dạ dày, gan, thận, tim không tốt thì cách uống nước đúng nhất chính là xem khả năng bài tiết mồ hôi và nước tiểu của bản thân để quyết định việc uống nước.
Bởi vì nếu uống quá nhiều nước, bạn có thể bị trữ nước, gây sưng phù nề, thậm chí còn có thể bị ngộ độc nước. Đối với những người chức năng thận kém, có xuất hiện phù nề, nếu đang điều trị tiêu sưng, thì lượng nước thải ra có thể tương đương với lượng nước uống vào.
Thời điểm uống nước tốt nhất cho sức khỏe
Ảnh minh họa
- 7h: Uống ly đầu tiên để làm ấm cơ thể, sau đó 30 phút nên ăn sáng.
- 9h: Uống ly thứ hai, bắt đầu ngày làm việc. Đó là khoảng 1 giờ sau khi ăn sáng của bạn;
- 11h30: Uống nước 30 phút trước khi ăn trưa.
- 13h30: Uống ly nước một giờ sau khi ăn trưa để các chất dinh dưỡng từ thực phẩm được hấp thụ tốt hơn.
- 15h: Uống một tách trà để thư thái (dung tích tương đương 1 ly nước)
- 17h: Cốc nước này sẽ giúp bạn tránh ăn nhiều vào buổi tối
- 20h: Uống một ly nước sau ăn tối 1 giờ và trước khi tắm
- 22h: Ly nước cuối cùng của ngày, hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào trong khi ngủ.