Với mẹ bầu, việc mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì rất nguy hại. Nó ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của cả mẹ và bé cả trong thời kỳ bầu, sau sinh.
Sự hình thành và phát triển của thai nhi dẫn đến thay đổi trong cơ thể mẹ. Các tác động sự thay đổi đó làm giảm lượng insulin, dẫn đến việc đường huyết trong máu tăng cao kèm theo chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học là yếu tố khiến bệnh tiểu đường thai kỳ xuất hiện ở phụ nữ mang thai hơn.
Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là sự rối loạn glucose ở nhiều mức độ, nó xuất hiện và phát bệnh ở thời kỳ tuần thứ 24 -28. Cơ thể sẽ mất đi chức năng sản xuất insulin cần thiết vốn có của nó. Lượng đường huyết có trong máu vì thế mà tăng lên dẫn đến những biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mẹ và bé.
Bệnh tiểu đường thai kỳ có tác hại lớn với sức khỏe của mẹ và bé. (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ
Trong cơ thể, tụy và tạng có chức năng sản xuất lượng insulin vừa đủ để điều tiết lượng đường trong máu. Khi mang thai, các hormone của nhau thai gây tác động, rối loạn quá trình sản xuất insulin cần thiết. Vì thế tụy tạng phải sản xuất insulin nhiều hơn mức bình thường, do đó có hiện tượng đề kháng insulin.
Do tụy tạng sản xuất không đáp ứng đủ, mức đường trong máu sẽ tăng và dẫn đến gây bệnh. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh này ở các mẹ bầu là do: Mang thai ở độ tuổi từ 35 trở lên, thừa cân béo phì, gia đình hoặc bản thân mắc bệnh tiểu đường trước đó, hội chứng buồng trứng đa năng, sinh con trên 4kg, con chết lưu ở lần đầu mang thai…
Dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ
Để nhận biết, phát hiện ra bệnh mẹ bầu cần lưu ý một số biểu hiện sau tới bệnh viện thăm khám để rõ kết quả nhất:
- Sụt cân một cách đột ngột, không rõ nguyên nhân: Với mẹ bầu, quá trình mang thai sẽ phải tăng kg đúng theo chu kỳ và thường sẽ phải tăng từ 7 -15kg. Nếu mẹ bầu đột ngột giảm kg không rõ lý do thì đây là dấu hiệu của bệnh.
Mẹ bầu liên tục mệt mỏi, sụt cân là dấu hiệu của bệnh. (Ảnh minh họa)
- Mệt mỏi và suy nhược cơ thể: Ở những tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu hay ốm nghén nhưng trong suốt quá trình mang thai tình trạng mệt mỏi, cơ thể gầy rộc thì mẹ bầu nên cẩn trọng vì đây là dấu hiệu của bệnh.
- Luôn thấy khát nước, đi tiểu liên tục: Tình trạng uống nhiều nước, tần suất đi tiểu nhiều hơn 10 lần/ngày thì mẹ bầu có thể mắc bệnh.
- Vùng kín hay bị ngứa ngáy, nấm, khó chịu: Dấu hiệu này khiến nhiều mẹ bầu lầm nhẫn với bệnh phụ khoa, nhưng đây cũng là dấu hiệu của bệnh tiểu đường mẹ bầu cần lưu ý.
- Các vết thương, trầy xước khó lành: Dấu hiệu này của bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ khiến các mẹ bầu khó phát hiện, nhưng đây cũng là biểu hiện của bệnh này.
Chỉ số đường huyết ở mức nào thì bị bệnh tiểu đường thai kỳ?
Để biết được chỉ số đường huyết của mình có cao không, có bị bệnh tiểu đường thai kỳ không mẹ bầu nên tới cơ sở y tế để làm các xét nghiệm về dung nạp đường huyết. Nếu chỉ số đường huyết trên 150mg/dl (lúc đói) và chỉ số đường huyết ở mức trên 140 (khi uống nước đường sau 2h) thì mẹ bầu sẽ được xác định là mắc bệnh.
Với mức chỉ số đường huyết cao như vậy, mẹ bầu cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để hạ đường huyết, không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mẹ và bé.
Để biết chính xác mình có mắc bệnh hay không mẹ bầu nên làm các xét nghiệm về chỉ số đường huyết. (Ảnh minh họa)
Cách điều trị tiểu đường thai kỳ
Tiêm insulin: Lượng đường huyết không đủ, sẽ mất cân bằng gây ra những biến chứng cho mẹ bầu, vì thế tiêm insulin là phương pháp điều trị tốt nhất để cân bằng, kiểm soát lượng đường ở mức ổn định.
Chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục đều đặn: Mang thai, mẹ phải ăn đủ chất, năng lượng cho cơ thể nhưng đang mắc bệnh tiểu đường thì các mẹ bầu nên cân bằng lượng tinh bột vừa đủ, không ăn nhiều tinh bột, ăn ít đồ ăn chứa nhiều chất béo, bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ, vitamin… Tập thể dục đều đặn cũng giúp chỉ số đường huyết giảm, ở mức cân bằng. Mẹ bầu có thể tập yoga, đi bộ, bơi…
Theo dõi kỹ lượng đường trong máu: Mẹ bầu nên thường xuyên tới các bệnh viện để đo lượng đường huyết để biết lượng đường huyết trong máu mà có phương pháp điều trị phù hợp, bảo vệ sức khỏe mẹ và bé tốt nhất.
Tiểu đường thai kỳ là bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng với sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy mẹ bầu cần phải thăm khám định kỳ để biết mình có bị bệnh này hay không, từ đó có phương pháp điều trị, chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho mẹ cũng như thai nhi.
Mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Nếu mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường mà không biết, không điều trị và các phương pháp chăm sóc sức khỏe mẹ và bé tốt nhất sẽ dẫn đến ảnh hưởng, tác hại cực kỳ nghiêm trọng tới sức khỏe của cả mẹ lẫn bé.
Với mẹ: Huyết áp tăng, sinh non, sảy thai, thai lưu, đa ối, nhiễm khuẩn niệu, tăng cơ tiền sản giật - sản giật, băng huyết sau sinh, thai to dễ gây rối loạn hô hấp và tuần hoàn khiến sản phụ dễ bị sang chấn…
Với thai nhi: Có nguy cơ dị tật bẩm sinh, tỷ lệ tử vong cao ở thai nhi và trẻ mới sinh trong tuần đầu, trẻ mới sinh dễ bị suy hô hấp, hạ đường huyết, bệnh tiểu đường do gen di truyền, tăng hồng cầu, vàng da…
Bệnh tiểu đường thai kỳ có lây sang con không?
Bệnh tiểu đường thai kỳ không phải là bệnh truyền nhiễm nên không lây sang con, nhưng đây lại là một loại bệnh có tính di truyền rất cao. Nếu người gia đình, bố hoặc mẹ bị bệnh này thì khả năng con cũng mắc bệnh.
Phụ nữ đã có tiền sử về bệnh tiểu đường thì nên cân nhắc việc mang thai. Nếu bệnh nhẹ, ở loại 1 vẫn có thể mang bầu nhưng phải thăm khám thường xuyên, có chế độ sinh hoạt khoa học. Nếu mẹ bầu không biết mình mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì sức khỏe của thai nhi rất ảnh hưởng và tỉ lệ con sinh ra mắc bệnh tiểu đường do di truyền cũng cao.
Tiểu đường thai kỳ mẹ bầu nên ăn gì, ăn kiêng gì?
Quá trình mang thai, mẹ phải ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ để có năng lượng, sức khỏe tốt cho cả mẹ và bé. Với những mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường lại phải có chế độ ăn uống khoa học, nghiêm ngặt hơn để đảm bảo chỉ số đường huyết ở mức an toàn nhất.
Nên ăn:
Mẹ bầu nên ăn nhiều các loại rau củ quả; các thực phẩm chứa nhiều protein như: thịt lợn, gà, bò, trứng, đậu, sữa...; các thực phẩm nhiều chất xơ như ngũ cốc, đậu bắp, trái cây…ăn sáng đều đặn, uống đủ 8 ly nước/ngày.
Không nên ăn:
- Thực phẩm chứa nhiều tinh bột như gạo, mì trắng… Vì những thực phẩm này chứa nhiều carbohydrate làm lượng đường trong máu lên cao.
- Các chất kích thích, nước có ga, đồ ngọt như: Rượu bia, nước ngọt, chè, nước ép trái cây, bánh kẹo, kem...
- Thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn như: Mì tôm, thịt nguội, thức ăn, gà chiên…
- Thực phẩm nhiều chất béo: Lòng đỏ trứng gà, da động vật, nội tạng động vật...
- Thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
- Chế độ ăn uống khoa học góp phần đáng kể vào việc ổn định, hạ lượng đường huyết ở những mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường. Vậy mẹ bầu nên ăn theo thực đơn dưới đây để tốt cho sức khỏe mẹ và bé.
- Bữa sáng: Ăn ngũ cốc nguyên hạt + trái cây, sữa chua; bánh mì với lòng đỏ trứng gà + sữa, cháo yến mạch thịt băm + sữa
- Bữa trưa, tối: Thịt gà, lợn, bò, trứng, cá... kết hợp với ăn nhiều rau xanh.
- Bữa phụ: Để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, mẹ có thể ăn nhẹ với bánh mì, sữa.