Bác sĩ Châu Lệ Á, trưởng Khoa Châm cứu, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Quốc ở tỉnh Sơn Tây chia sẻ, bất kể nam hay nữ, nếu chưa già mà thấy tóc bạc trắng ở những vị trí này cảnh báo một số bộ phận trên cơ thể bị không được khỏe.
Tóc bạc thường chỉ gặp ở người lớn tuổi do chức năng của cơ thể bị suy giảm nên tóc bạc dần và rụng đi, đây là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, ngày nay càng có nhiều người trẻ tuổi cũng bị bạc tóc.
Ngoài lý do di truyền, một số người trẻ có tóc bạc phần lớn liên quan đến các vấn đề như: thường xuyên bận rộn với công việc, lo buồn về tình cảm, thiếu ngủ… dẫn đến tinh thần mệt mỏi, căng thẳng, ảnh hưởng đến quá trình bài tiết melanin ở nang tóc và khiến tóc bạc xuất hiện; phần khác có thể liên quan đến một số bệnh như chức năng tuyến giáp bất thường, bệnh thiếu máu ác tính, bệnh tim mạch…
Có câu “cái răng cái tóc là góc con người”, điều này vừa thể hiện tóc giúp khuôn mặt ưa nhìn hơn, vừa có ý nghĩa lớn trong việc phản ánh sức khỏe của con người. Việc mọc tóc bạc ở các vị trí khác nhau cũng phản ảnh các bộ phận trên cơ thể có vấn đề.
1. Tóc ở vùng thái dương trắng: Suy giảm chức năng gan
Người trẻ có tóc bạc ở các vùng khác nhau trên đầu thể hiện các vấn đề sức khỏe đáng quan tâm. (Ảnh minh họa)
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, vùng phản xạ tạng phủ tương ứng với thái dương là gan. Gan dự trữ máu, tức là hoạt động của máu có liên quan mật thiết đến chức năng gan. Khi chức năng gan bình thường thì các tạng phủ và nang tóc của toàn thân đều được máu nuôi dưỡng, khi khí huyết dồi dào ở gan thì tóc sẽ dày và đen. Khi chức năng gan bị tổn thương và gan khí bị ngưng trệ sẽ dẫn đến khí huyết lưu thông kém, việc cung cấp dinh dưỡng cho tóc cũng bị tắc nghẽn, khiến tóc bị tổn thương, tóc vùng thái dương dễ bạc và rụng.
Những người thường xuyển nóng giận và có các triệu chứng như khô miệng, đắng miệng, lưỡi khô, nhức mắt đều do gan hỏa gây ra. Do đó, khi gan hỏa, khuyên mọi người nên chú ý chế độ ăn nhạt, ăn cháo hạt sen nấu cùng táo gai, hoặc các loại thức ăn giàu vitamin C. Nếu tình trạng khô miệng nghiêm trọng, bạn có thể ăn thêm thực phẩm có tính lạnh như mướp đắng để giảm bớt hỏa khí.
2. Tóc bạc sau gáy: Thận suy yếu
Bạn có thể cần đi kiểm tra chức năng thận nếu bỗng dưng tóc phần gáy mọc ra màu trắng. (Ảnh minh họa)
Phần tóc dài màu trắng sau đầu phần lớn liên quan đến sự suy giảm chức năng của thận. Vùng phản chiếu tương ứng ở phía sau đầu là kinh tuyến bàng quang, chức năng tiểu tiện của bàng quang có quan hệ mật thiết với thận khí, có đủ thận khí thì nước tiểu mới có thể bài tiết kịp thời. Nếu thận khí bị thiếu hụt và kinh mạch bàng quang bị ảnh hưởng thì sẽ xảy ra các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, đái dầm hoặc tiểu ít. Đồng thời dễ gây ra triệu chứng tóc bạc trắng sau gáy.
Khi gặp tình trạng này, bạn cần bồi bổ thận khí kịp thời, có thể ăn tôm, các loại hạt, sò điệp, quả sói rừng, đậu đen, hạt mè đen và thực phẩm bổ thận khí khác.
3. Tóc trắng trên trán: Lá lách và dạ dày kém
Khi có vấn đề sức khỏe, ngoài việc tóc bạc, cơ thể còn có nhiều dấu hiệu khác, bạn nên chú ý hơn. (Ảnh minh họa)
Có một số người để ý thấy tóc bạc trên trán, nguyên nhân chủ yếu là do tỳ vị và dạ dày trong cơ thể không hòa hợp, và trán chính là vùng phản chiếu tương ứng của chúng. Đi kèm với biểu hiện tóc bạc ở trán, bạn có thể sẽ cảm thấy thường xuyên đầy bụng, ợ hơi, đắng miệng, khô miệng và phân dính.
Nguyên nhân chính dẫn đến chức năng của lá lách và dạ dày bị suy giảm là do thói quen ăn uống kém, cộng với nhịp sống nhanh và tinh thần căng thẳng quá mức.
Khi cơ thể xảy ra những tình trạng này, bạn phải cảnh giác tỳ vị và dạ dày, chú ý giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là chế độ ăn uống, nên ăn 3 bữa/ngày hợp lý, ăn nhạt, có thể ăn ít khoai mỡ để giúp tăng cường sức khỏe lá lách và dạ dày.