Trẻ vừa khỏi COVID-19 sau bao lâu nên tiêm phòng? và đây là câu trả lời thiết thực!

Ngày 28/03/2022 21:50 PM (GMT+7)

Rất nhiều gia đình có con ở độ tuổi 5-11 tuổi băn khoăn không biết có nên tiêm phòng COVID-19 cho con ngay sau khi vừa thoát F0 hay không? Thời điểm tiêm lúc nào cho an toàn?

Từ khi dịch bùng phát ở Hà Nội, vợ chồng anh Trung Bắc (Hà Nội) luôn mong ngày mong đêm, không biết đến khi nào mới đến lượt tiêm cho đứa con trai 11 tuổi của mình.

Tuy nhiên, vừa khi cả nhà chị lần lượt khỏi COVID-19 thì cũng là lúc chị nhận được thông báo bé nhà chị được tiêu chuẩn tiêm phòng trong đợt này. Lúc này, gia đình hết sức băn khoăn không biết có nên tiêm cho con nữa hay không? Nếu tiêm ngay liệu có an toàn?

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Giải đáp về điều này, BS Đỗ Thiện Hải - Phó GĐ Trung tâm Bệnh Nhiệt đới kiêm Trưởng khoa Nội - BV Nhi Trung ương cho rằng, các bé khi được tiêm vaccine hay đã mắc Covid-19 đều tạo được kháng thể để phòng bệnh. Đối với Covid-19, chúng ta thấy kháng thể phòng bệnh sẽ giảm theo thời gian. Các chủng virus xuất hiện ở các thời điểm khác nhau nhưng khả năng bảo vệ chéo ở các chủng virus lại chưa rõ ràng. Vì thế, dù đã mắc Covid-19 rồi, trẻ vẫn cần tiêm vaccine hoặc đã tiêm rồi thì nên tiêm nhắc lại.

Theo bà Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia, từ tháng 12/2021, Bộ Y tế hướng dẫn người dân sau khi khỏi COVID-19 và hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định, hồi phục sức khỏe sẽ được tiêm vắc xin COVID-19 (bao gồm các liều vắc xin cơ bản và mũi tiêm nhắc lại).

"Việc tiêm nhắc lại vào thời gian nào sau khi khỏi COVID-19 phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người dân. Theo hướng dẫn, có thể tiêm sau khi khỏi bệnh và hoàn thành cách ly y tế. Tuy nhiên, thực tế người bệnh sau khi khỏi không thể hồi phục sức khỏe ngay chỉ sau 1 - 2 tuần. Thông thường thời gian để sức khỏe hồi phục phải mất từ 2 tuần đến 1 tháng tùy thể trạng của mỗi người", bà giải thích.

"Khi tiêm vắc xin COVID-19 sẽ có phản ứng thông thường, có thể gây mệt mỏi, đau nhức, sốt… Nếu sức khỏe chưa phục hồi, lại thêm những phản ứng sau tiêm sẽ khiến cơ thể mệt mỏi hơn. Bởi vậy, người dân cần theo dõi sức khỏe, khi cảm thấy sức khỏe đã phục hồi mới tiếp tục tiêm vắc xin", bà Hồng khuyến nghị.

Đối với trẻ mắc COVID-19, cũng giống người lớn, nên để sức khỏe phục hồi hoàn toàn mới tiêm vắc xin.

Hiện nay, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, những đối tượng trì hoãn tiêm vắc xin COVID-19 là những người đang mắc bệnh cấp tính và phụ nữ mang thai dưới 13 tuần; chống chỉ định với những người có tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng COVID-19 cùng loại (lần trước) và có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

Trẻ mắc COVID-19 bị sốt xử trí ra sao? Khi nào nguy hiểm cần can thiệp y tế?
Rất nhiều phụ huynh khi con mắc COVID-19 có triệu chứng sốt thì vô cùng lo lắng. Vậy khi trẻ bị sốt thì cần xử lý thế nào, dấu hiệu nào cần báo nhân...

COVID-19 ở trẻ em

Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề COVID-19 ở trẻ em