Nhìn bên ngoài loài này giống như một con sâu có kích thước "khủng", chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, được ví như "thần dược biển cả", tốt cho đàn ông.
Hải sâm có khá nhiều tên gọi, có vùng gọi là con đỉa biển, có nơi gọi là con rum
Nhìn bên ngoài, hải sâm giống như một con sâu có kích thước "khủng", chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, được ví như "thần dược biển cả", tốt cho đàn ông
Giá bán hải sâm cao dao động khoảng 500.000 đồng - 600.000 đồng/kg, luôn trong tình trạng cháy hàng.
Nhưng với hải sâm cát thì giá lên đến 800.000 đồng/kg hay hải sâm vú trắng giá 1500.000 đồng/kg.
Ở các vùng phía Nam của tỉnh như Cam Ranh, Cam Lâm – nơi có nguồn hải sâm tự nhiên tương đối dồi dào, người dân đánh bắt hải sâm trong tự nhiên về bán lại cho người nuôi và các thương lái.
Tuy nhiên, việc đánh bắt quá mức đã dẫn đến sụt giảm nghiêm trọng trữ lượng hải sâm ngoài tự nhiên. Do đó, người dân ở đây bắt đầu mày mò nghiên cứu và nuôi hải sâm
Anh Nguyễn Văn Dương ở thôn Xuân Đông, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cho biết nuôi hải sâm 8 tháng là có thể thu hoạch, mỗi ha đạt sản lượng 1,8-2,5 tấn, cho doanh thu 150 – 250 triệu đồng/vụ
Nhờ mất rất ít chi phí đầu tư, nên lợi nhuận nuôi hải sâm từ 150-200 triệu đồng/ha
Hải sâm ăn mùn bã hữu cơ, làm sạch nền đáy, cải thiện môi trường ao nuôi, đặc biệt là ao đìa trước đây nuôi trồng thủy sản, có nhiều mầm bệnh ô nhiễm.
Hải sâm được ngâm nước muối 30 phút trước khi chế biến để khử mùi tanh. Sau đó, chúng được lọc sạch nội tạng, chỉ giữ lại phần thịt bên ngoài. Thịt hải sâm được rửa sạch lại với nước, thái thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
Miếng hải sâm dai giòn, mọng nước, ăn kèm nước tương đặc biệt để tăng hương vị cho món ăn.