Xưa mọc đầy không ai thèm hái về ăn, nay là đặc sản nổi tiếng 100.000/kg, người giàu "săn lùng"

HÀ ANH - Ngày 13/09/2021 19:40 PM (GMT+7)

Loai rau rừng có tên đặc biệt này giờ là đặc sản ở thành phố, được bán ở các chợ và sàn thương mại điện tử với giá lên tới 100.000 đồng/kg.

Những ai từng đặt chân tới các tỉnh Tây Bắc, chắn hẳn đã được thưởng thức món rau rừng có cái tên là lạ, khó quên với có hương vị đặc biệt, đó là rau bò khai. 

Rau bò khai còn được gọi là rau phắc hiển, rau bồ khai, rau khau hương, rau lòng châu sói, rau hiến. Đây là loại rau dại, mọc hoang ở các vách núi đá tại các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Thái Nguyên,... nhiều nhất vẫn là ở Lạng Sơn. 

Rau bò khai là đặc sản của vùng đất Tây Bắc

Rau bò khai là đặc sản của vùng đất Tây Bắc

Nhìn thoáng qua, bò khai hơi giống ngọn xu xu nhưng nhưng nếu nhìn kĩ sẽ nhận ra rau bò khai mảnh hơn và cũng có màu xanh non hơn. Không như ngọn su su trồng thành từng giàn, loại rau rừng sống tầm gửi, thường bám trên các thân cây gỗ lớn gần nó để vươn lên cao đón lấy cái trong trẻo của ánh sáng và khí trời. 

Chị Học (ở Lạng Sơn) cho biết trước đây bò khai mọc bạt ngàn, được người dân vùng cao vào rừng hái về để "ăn chống đói", là loại rau quen thuộc trong bữa cơm dân dã của người dân nơi đây. "Loại rau này có mùi vị đặc biệt hơi khai nên nó mới có tên gọi là bò khai. Trước khi chế biến phải vò nhẹ lá cho tan bớt mùi khai nồng, nhưng để không làm mất đi độ giòn và ngon, người nấu chỉ cần luộc tái hoặc xào tái. Cọng rau xanh bóng bẩy, cảm nhận đầu tiên khi ăn có vị đăng đắng nơi đầu lưỡi nhưng đọng lại dư vị ngọt ngào", chị Học chia sẻ. 

Trên sàn thương mại điện tử, rau bò khai bán 100.000 đồng/kg

Trên sàn thương mại điện tử, rau bò khai bán 100.000 đồng/kg

Hiện nay, rau bò khai không chỉ là đặc sản được nhiều du khách tìm kiếm ăn thử khi ghé thăm mảnh đất rừng núi Tây Bắc, mà còn được chuyển về thành phố bán với giá đắt đỏ, được nhiều người tìm mua vì lạ miệng. Trong các nhà hàng, rau bò khai cũng được đưa vào thực đơn, là món ăn được nhiều khách ưa chuộng. 

Trên sàn thương mại điện tử và chợ mạng, rau bò khai được rao bán với giá từ 50.000-100.000 đồng/kg. 

Chị Nguyễn Thị Hương (người bán các đặc sản rau rừng tại Sơn La) cho biết bò khai phát triển quanh năm, tuy nhiên vào mùa xuân rau trổ ngọn xanh và non nhất, đây cũng là thời điểm tốt để thu hoạch. Bò khai có 2 loại, loại bò khai xịn là của bà con dân tộc hái trong rừng về bán và rau bò khai do người dân trồng. 

Rau bò khai còn xuất hiện trong thực đơn của các nhà hàng ở Hà Nội

Rau bò khai còn xuất hiện trong thực đơn của các nhà hàng ở Hà Nội

"Bò khai xin giá lên tới 100.000 đồng/kg và số lượng không nhiều, chủ yếu có khách đặt trước hoặc các nhà hàng lùng mua tận gốc. Còn bò khai tự trồng thì giá mềm hơn và nguồn hàng dồi dào, khách đặt bao nhiêu cũng có. Ngoài bán ở Hà Nội, tôi còn nhập sỉ cho khách ở các tỉnh. Loại rau rừng này không bao giờ sợ ế hàng vì người mua tấp nập", chị Hương cho hay. 

Anh Nguyễn Minh (Hà Nội) cho biết anh gom rau bò khai từ các mối buôn ở Sơn La, Lạng Sơn, Thái Nguyên rồi nhập sỉ cho 25 - 28 nhà hàng, 10 điểm chợ ở Hà Nội. Giá anh nhập sỉ loại rau đặc sản này là 48.000 đồng/kg, bán lẻ 60.000-65.000 đồng/kg tùy thời điểm. Vào vụ cao điểm, mỗi ngày, lượng rau bò khai nhà anh cung cấp cho Hà Nội lên tới 200kg mỗi ngày, ngoài bò khai, anh còn bán cả rau ngót rừng, rau dớn....

Xưa mọc đầy không ai thèm hái về ăn, nay là đặc sản nổi tiếng 100.000/kg, người giàu amp;#34;săn lùngamp;#34; - 4

"Vì ngon và lạ miệng nên các loại rau rừng đặc sản đều rất đắt hàng, nhiều người tìm mua dù giá đắt hơn hẳn so với rau truyền thống. Nhờ bán rau rừng mà gần đây tôi có thu nhập kha khá", anh Minh chia sẻ. 

Quê gốc là ở huyện Võ Nhai (Thái Nguyên), xuống Hà Nội học tập rồi ở lại thủ đô, chị Hạnh tâm sự, ngày xưa nghèo mẹ thường hái bò khai về luộc ăn trong các bữa cơm, giờ ít được thưởng thức món tủ. Thế nên, mỗi khi thèm đặc sản quê hương, chị tìm khắp nơi để mua bằng được. 

Hiện nay, nhiều bà con dân bản đưa bò khai về trồng cho hiệu quả kinh tế cao. Anh Ngô Văn Đắc, xóm Bản Đa, xã Kim Phượng, huyện Định Hóa (Thái Nguyên) chia sẻ, thời gian trồng bò khai thường vào tháng 11 đến tháng 12 khi thời tiết ẩm ướt. Nếu trồng bằng hạt thì phải 7 năm mới có thể thu hoạch, còn với cây trồng bằng thân hoặc cành, chỉ một năm đã có thể thu hái, từ năm thứ 3 trở đi sẽ cho sản lượng lớn và ổn định hơn.

Rau bò khai được người dân đưa về trồng, mang lại thu nhập ổn định

Rau bò khai được người dân đưa về trồng, mang lại thu nhập ổn định

Theo nghiên cứu khoa học, rau bò khai chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, protein, vitamin C, calci, photpho… Trong y học cổ truyền, bò khai có tính bình, vị hơi đắng nên được tận dụng toàn thân từ lá tới ngọn để làm thuốc chữa nhiều bệnh khác nhau.

Thân và lá bò khai có thể sử dụng tươi hoặc khô dùng để đun nước uống có tác dụng chữa viêm gan siêu vi trùng hoặc làm tan sỏi đối với bệnh nhân bị sỏi thận.

Xưa mọc bạt ngàn không ai thèm hái, nay là đặc sản nổi tiếng 400.000/kg được người giàu săn lùng
Loại quả này làm thành món thạch đặc sản của người dân tộc ở Trùng Khánh (Cao Bằng). Mấy năm gần đây, nhiều chị em ở thành phố tìm mua với giá lên tới...

Đặc sản 4 phương

HÀ ANH
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương