Tống quát
Vitamin B5 còn được gọi là acid pantothenic, pantothenate; đây là một vitamin tan trong nước, có rất nhiều trong tự nhiên, nhưng cũng rất dễ mất đi trong quá trình chế biến.
Ngay tên gọi của nó – vitamin B5 hay 'pantothenic' có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “panto” cũng đã có nghĩa là có ở khắp mọi nơi. Vì thế cơ thể con người hiếm khi bị thiếu vitamin B5, trừ những trường hợp bị suy dinh dưỡng nặng, người kém ăn, dậy thì…
Vitamin B5 tôi là một chất chống ôxy hóa hòa tan trong nước và cần thiết cho chuyển hóa trung gian của carbohydrat, protein và lipid trong cơ thể và chức năng bình thường của biểu mô...
Vitamin B5 (axit pantothenic) là một trong những vitamin quan trọng nhất đối với cuộc sống con người.
Vai trò của vitamin B5
Làm óng tóc khỏe da
Để có một làn da láng mượt, khỏe mạnh và một mái tóc óng ả, không bị gãy rụng, vitamin B5 chính là “bí quyết”. Vitamin B5 có khả năng làm mầm tóc phân chia, nhanh chóng tái tạo tóc mới, ngoài ra nó còn có thể làm tăng độ ẩm cho tóc, giúp tóc mềm mại, và ngăn rụng hữu hiệu. Đối với làn da, vitamin B5 giúp phân giải lượng dầu thừa trên da, nguyên nhân chính hình thành các loại mụn trứng cá. Một nghiên cứu tại Hong Kong cho biết, dùng viatmin B5 liều cao không chỉ giảm và ngăn ngừa mụn, nó còn có khả năng làm giảm kích thước lỗ chân lông. Tác dụng của vitamin B5 đối với da và tóc đã được chứng minh, nó không chỉ duy trì sức khỏe làn da, mái tóc bên ngoài, mà có tác dụng chống lại lão hóa da, tăng khả năng tái tạo các biểu mô trên da và giữ sắc tố tóc lâu bền.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Vitamin B5 giúp và duy trì hoạt động bình thường của cơ tim. Các dẫn xuất của vitamin B5 là panthenol, phosphopantethine giúp cải thiện nồng độ lipid trong máu và gan. Nó làm giảm triglyceride , giúp hạ cholesterol toàn phần, vì thế giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim hay đột quỵ. Các dẫn xuất của vitamin B5 điều hòa nồng độ cholesterol , giúp cho việc kiểm soát huyết áp, do đó tránh nguy cơ bị tăng huyết áp.
Tăng cường mức độ hemoglobin
Nếu nguồn năng lượng đưa vào cơ thể không có đủ chất sắt, cơ thể không thể sản xuất đủ hemoglobin, một chất trong các tế bào máu đỏ làm cho con người mắc bệnh thiếu máu. Triệu chứng thiếu máu thiếu sắt bao gồm: mệt mỏi, da nhợt nhạt, khó thở, nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, lạnh tay và chân, dễ bị nhiễm trùng, móng tay giòn, nhịp tim không đều (loạn nhịp)....
Vitamin B5 chính là loại vitamin có khả năng tạo ra các hormon và các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, góp phần tăng nồng độ hemoglobin trong máu, do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu sắt hoặc thiếu máu. Vitamin B5 còn hỗ trợ gan trong quá trình chuyển hóa các chất độc hại và giúp cho phân chia tế bào và tái tạo DNA.
Giảm căng thẳng (stress), lo âu
Vitamin B5 hỗ trợ hệ thống dẫn truyền thần kinh góp phần làm giảm căng thẳng và mệt mỏi. Sở dĩ pantothenic acid có tác dụng đối với hệ thần kinh là do nó tạo ra dẫn truyền thần kinh cần thiết cho sự phát triển của hệ thống thần kinh trung ương và sự vận hành của tuyến thượng thận, ngoài ra nó còn điều tiết hormone steroid và acetylcholine giúp con người cân bằng và giảm lo lắng và stress.
Cải thiện khả năng miễn dịch
Giống như kẽm, vitamin B5 cũng rất hiệu quả trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nó cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa, tăng sức đề kháng với các loại bệnh nhiễm trùng như bệnh suyễn, bệnh viêm da dị ứng, bệnh xương khớp.... Hoạt chất coenzym A chuyển hóa từ vitamin B5 còn có tác dụng thải độc, nó đào thải các loại thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, các loại thuốc có hại ra khỏi cơ thể.
Cần thiết cho quá trình tăng trưởng
Vitamin B5 đóng vai trò như một chất tổng hợp cần thiết cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể góp phần cho cơ thể phát triển lành mạnh. Vì vitamin B5 cần thiết cho sự hình thành của chất béo, protein, carbohydrate, axit amin và kích thích nội tiết tố tuyến thượng thận. Bất kỳ thành phần nào trong cơ thể giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh và tạo năng lượng cho cơ thể con người hoạt động không thể thiếu được loại vitamin nhỏ bé này.
Cải thiện sức chịu đựng, tăng độ dẻo dai
Vitamin B5 giúp tăng cường năng lượng và duy trì khả năng chịu đựng của cơ thể. Nó không chỉ làm giảm mệt mỏi mà còn tăng cường sức dẻo dai của con người. Các vận động viên chuyên nghiệp và không chuyên, những người thường xuyên phải chịu các hoạt động thể lực hoặc trí óc căng thẳng cần bổ sung loại vitamin này. Đó là do vitamin B5 chuyển hóa carbohydrate và chất béo thành năng lượng, đây là nguồn nguyên liệu chính cho cơ thể và bộ não hoạt động kéo dài nên nó được cho là một chất tăng cường khả năng chịu đựng của cơ thể.
Dấu hiệu thiếu vitamin B5
Sự thiếu hụt vitamin B5 là cực kỳ hiếm ở mọi người vì axit pantothenic được tìm thấy trong gần như tất cả các loại thực phẩm. Một chế độ ăn uống lành mạnh và đa dạng sẽ cung cấp đủ vitamin B5 cho một người.
Tuy nhiên, các thử nghiệm lâm sàng đã chỉ ra rằng sự thiếu hụt có thể dẫn đến:
- Mệt mỏi
- Bồn chồn
- Phiền muộn
- Cáu gắt
- Rối loạn giấc ngủ
- Đau dạ dày
- Buồn nôn, nôn mửa
- Chuột rút cơ bắp
- Hạ đường huyết
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên
Sự thiếu hụt B5 có thể gây ra tăng nhạy cảm với insulin.
Nhu cầu vitamin B5
Các chuyên gia gợi ý lượng vitamin B5 cần thiết mỗi ngày:
- Trẻ sơ sinh 0-6 tháng - 1,7 miligam (mg) mỗi ngày
- Trẻ sơ sinh 7-12 tháng - 1,8 mg mỗi ngày
- Trẻ em 1-3 tuổi - 2 mg mỗi ngày
- Trẻ em 4-8 tuổi - 3 mg mỗi ngày
- Trẻ em 9-13 tuổi - 4 mg mỗi ngày
- Nam và nữ từ 14 tuổi trở lên - 5 mg mỗi ngày
- Phụ nữ mang thai - 6 mg mỗi ngày
- Phụ nữ cho con bú - 7 mg mỗi ngày
Vitamin B5 hòa tan trong nước và được bài tiết qua nước tiểu. Cơ thể chúng ta không dự trữ nó, và chúng ta cần tiêu thụ nó mỗi ngày để bổ sung nguồn cung cấp.
Cách bổ sung vitamin B5
Vitamin B5 được tìm thấy rộng rãi trong cả động vật và thực vật.
Các nguồn thực phẩm cung cấp vitamin B5 bao gồm:
- Thịt: Thịt lợn, thịt gà, gà tây, vịt, thịt bò và đặc biệt là nội tạng động vật như gan, thận
- Hải sản: Cá hồi, tôm hùm và động vật có vỏ.
- Ngũ cốc: Bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt. Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp vitamin B5 dồi dào nhưng quá trình xay xát có thể loại bỏ tới 75% hàm lượng B5.
- Các sản phẩm từ sữa: Lòng đỏ trứng, sữa, sữa chua và các sản phẩm từ sữa.
- Các loại đậu: Đậu lăng, đậu Hà Lan và đậu nành.
- Rau: Nấm, bơ, bông cải xanh, khoai lang, ngô, súp lơ, cải xoăn và cà chua.
Các nguồn cung cấp vitamin B5 khác bao gồm men bia, đậu phộng, hạt hướng dương, mầm lúa mì, sữa ong chúa và bột yến mạch.
Axit pantothenic có sẵn rộng rãi trong thực phẩm, nhưng nó bị mất trong quá trình chế biến, chẳng hạn như đóng hộp, đông lạnh và xay xát. Để đảm bảo đủ lượng vitamin, thực phẩm nên được ăn tươi sống. Như với tất cả các vitamin tan trong nước, vitamin B5 bị mất khi thực phẩm được đun sôi.
Ngoài việc bổ sung qua đường ăn uống, vitamin B5 cũng được bổ sung qua việc dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng. Việc dùng thuốc để bổ sung vitamin B5 là điều khá an toàn đối với cơ thể. Người lớn được khuyến cáo sử dụng trên 5mg vitamin B5 mỗi ngày. Thậm chí sử dụng với lượng lớn hơn khoảng 10mg mỗi ngày thì vẫn an toàn. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ và không nên dùng quá liều để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.