Vitamin C: Vai trò và dấu hiệu thiếu vitamin C

Tống quát

Vitamin C là tên của hợp chất hóa học Acid ascorbic - dễ tan trong nước, ít tan trong rượu và dung môi hữu cơ. Vitamin C tương đối bền với nhiệt, tuy nhiên rất dễ bị oxy hóa bởi Oxi không khí. 

Vitamin C là một chất dinh dưỡng thiết yếu, cần phải được tiêu thụ thường xuyên để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt.

Vitamin C có nhiều trong các thực phẩm tự nhiên, cơ thể người cũng chủ yếu hấp thu và sử dụng dưỡng chất này từ đây. Vitamin C tham gia vào rất nhiều hoạt động của cơ thể, có vai trò và chức năng quan trọng với hệ miễn dịch, phòng ngừa lão hóa, tăng cường sức khỏe chung.

Vai trò của vitamin C

1. Vitamin C giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính

Vitamin C vốn là một chất có khả năng chống oxy hóa vô cùng mạnh mẽ có thể giúp bảo vệ tế bào cơ thể khỏi nguy cơ bị vi khuẩn có hại tấn công. Ngoài ra vitamin C giúp ngăn chặn sự hình thành của các gốc tự do có khả năng gây bệnh mãn tính, thậm chí là ung thư cho cơ thể.

2. Vitamin C giúp kiểm soát huyết áp cơ thể

Một tác dụng của vitamin C vô cùng có lợi đối với sức khỏe đó là khả năng kiểm soát huyết áp cơ thể ổn định giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ ở người. Huyết áp cao sẽ khiến bạn dễ dàng bị mắc bệnh tim và những biến chứng vô cùng nguy hiểm với sức khỏe. Một số nghiên cứu đã cho thấy việc sử dụng vitamin C sẽ giúp các mạch máu được giãn ra tự nhiên, làm giảm mức huyết áp nguy hiểm.

3. Vitamin C giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Bệnh tim là căn bệnh với hàng triệu người trên thế giới mắc phải hàng năm. Có nhiều yếu tố có thể gây ra bệnh tim mạch như cholesterol cao, huyết áp cao, lối sống không lành mạnh,... Vitamin C có thể giúp giảm thiểu các yếu tố đó, làm tăng cường chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh hiệu quả.

Vitamin C có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch

4. Vitamin C làm tăng khả năng hấp thụ sắt

Sắt là một chất vô cùng quan trọng trong cơ thể, góp phần giúp tạo nên hồng cầu và vận chuyển các chất đi khắp cơ thể. Tác dụng của vitamin C sẽ giúp cải thiện được lượng sắt hấp thụ vào cơ thể, giúp chuyển đổi được lượng sắt hấp thụ kém thành dạng dễ hấp thụ hơn. Từ đó giúp giảm nguy cơ bị thiếu hụt chất sắt ở cơ thể gây ra tình trạng suy nhược sức khỏe, thiếu máu trầm trọng.

5. Vitamin C giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gout

Bệnh Gout xảy ra khi trong máu có nồng độ axit uric tăng quá cao, khiến chúng có thể lắng đọng lại trong các khớp và gây sưng đau cho người bệnh. Vitamin C đã được chứng minh là có công dụng làm giảm nồng độ axit uric xuống, từ đó chống lại nguy cơ mắc bệnh Gout ở người bệnh, cải thiện sức khỏe tốt hơn.

6. Vitamin C có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch

Vitamin C được rất nhiều người sử dụng hiện nay một phần đó là bởi khả năng tăng cường hệ miễn dịch mà nó mang lại. Vitamin C giúp cơ thể sản xuất các tế bào bạch cầu được gọi là tế bào lympho và phagocytes, giúp bảo vệ cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Ngoài ra, vitamin C khiến các tế bào bạch cầu này hoạt động hiệu quả hơn trong khi bảo vệ chúng khỏi bị hư hại bởi các gốc tự do.

7. Vitamin C có tác dụng bảo vệ trí não

Tác dụng của vitamin C nếu được bổ sung thường xuyên sẽ giúp bảo vệ trí não của bạn khỏi bị ảnh hưởng do tuổi tác hoặc do bệnh tật. Bởi vì tuổi tác càng cao, sự oxy hóa và thoái hóa tế bào não bộ ngày càng diễn ra nhiều hơn. Bổ sung vitamin C sẽ giúp ngăn chặn quá trình này diễn ra, chống lại sự suy giảm trí nhớ cũng như các bệnh về não bộ có thể mắc phải, điển hình là Alzheimer.

Tăng cường và bảo vệ trí não nhờ vitamin C

8. Vitamin C giúp chuyển hóa Cholesterol

Vitamin C có công dụng chuyển hóa khoảng trên 80% các loại cholesterol xấu trong máu thành dạng sulfat hòa tan được trong nước để có thể đào thải dễ dàng ra khỏi cơ thể thông qua quá trình bài tiết. Giảm thiểu cholesterol xấu có hại sẽ giúp cơ thể phòng ngừa được các bệnh về tim mạch, huyết áp, đột quỵ...

9. Vitamin C có thể giúp chống cảm lạnh

Mặc dù đây là tác dụng chưa được chứng minh rõ ràng, tuy nhiên nhiều người sử dụng vitamin C đều cho thấy khả năng chống cảm lạnh tuyệt vời mà nó mang lại. Theo như nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, sử dụng vitamin C giúp giảm tới hơn 50% trường hợp bị cảm lạnh và gần 25% trường hợp bị cảm cúm. Một phần đó là do vitamin C có thể giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, phòng bệnh tốt hơn.

10. Vitamin C giúp cải thiện các vấn đề thị lực

Vitamin C có khả năng giảm thiểu tình trạng thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể liên quan đến tuổi tác. Ngoài ra, có nhiều nghiên cứu còn cho thấy khả năng giảm ung thư và các bệnh về thị lực khi kết hợp vitamin C với vitamin A và các chất cần thiết cho mắt khác.

Sử dụng vitamin C có lợi cho đôi mắt

11. Vitamin C có khả năng hỗ trợ phòng ngừa ung thư

Nhờ vào khả năng chống oxy hóa cao, kháng viêm tốt cho nên tác dụng của vitamin C giúp hỗ trợ phòng ngừa ung thư là có hiệu quả. Vitamin C sẽ giúp tiêu diệt sự hình thành của các gốc tự do gây hại cho tế bào và cả những tế bào nguy hiểm gây nên ung thư ở người.

12. Vitamin C có thể giúp điều trị chứng nhiễm độc chì

Sử dụng vitamin C thường xuyên có thể giúp làm giảm bớt hàm lượng chì ở trong máu do thực phẩm, son môi hoặc một số nguyên nhân khác gây ra. Từ đó nguy cơ nhiễm độc chì, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sẽ được ngăn ngừa.

13. Vitamin C giúp bảo vệ làn da

Đây là tác dụng của vitamin C trong làm đẹp được đánh giá cao. Nhờ vào hoạt tính chống oxy hóa cao và diệt khuẩn của vitamin C, làn da của các chị em phụ nữ sẽ được bảo vệ hiệu quả, ngăn ngừa nguy cơ lão hóa, sự mẩn ngứa, mụn nhọt xuất hiện... Ngoài ra, vitamin C còn bảo vệ làn da khỏi tác động của tia cực tím, chống lại nếp nhăn.

14. Vitamin C tăng cường sản sinh Collagen

Vitamin C kết hợp với các hoạt chất trong cơ thể người có thể giúp kích thích quá trình sản sinh Collagen một cách tự nhiên. Đây là chất vô cùng quan trọng trong việc hình thành nên da, tóc, mạch máu, và hàng loạt các cơ quan, mô tế bào trong cơ thể. 

15. Vitamin C có công dụng giảm nguy cơ dị ứng trên da

Sử dụng vitamin C sẽ giúp cơ thể giảm thiểu được nồng độ Histamin trong máu, vốn là chất sẽ tăng vọt khi cơ thể gặp phải dị ứng. Từ đó tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa của bạn sẽ được giảm thiểu.

Dấu hiệu thiếu vitamin C

1. Da sần sùi

Vitamin C đóng vai trò chính trong việc sản xuất collagen - một loại protein có nhiều trong các mô liên kết như da, tóc, khớp, xương và mạch máu. Khi nồng độ vitamin C quá thấp, da sần sùi (hay còn gọi là da gà) sẽ hình thành ở mặt sau của phần tay trên khuỷu, đùi hoặc mông do sự tích tụ protein keratin bên trong lỗ chân lông.

2. Lông cơ thể hình Corkscrew

Thiếu vitamin C cũng có thể khiến lông mọc theo hình uốn cong hoặc cuộn lại ở dưới da do các khiếm khuyết phát triển trong cấu trúc protein của tóc khi bắt đầu mọc. Lông hình Corkscrew là một trong những dấu hiệu đặc trưng của tình trạng thiếu hụt vitamin C, nhưng cũng có thể vì những sợi tóc bị hư tổn nên gãy hoặc biến đổi hình dạng.

3. Nang lông màu đỏ sáng

Các nang lông trên bề mặt da chứa nhiều mạch máu nhỏ, có trách nhiệm cung cấp máu và chất dinh dưỡng cho khu vực này. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin C, các mạch máu nhỏ này trở nên mỏng manh và dễ vỡ, làm xuất hiện các đốm nhỏ màu đỏ sáng xung quanh nang lông.

Điều này được gọi là xuất huyết nang lông và là dấu hiệu rõ ràng về tình trạng thiếu vitamin C nghiêm trọng. 

4. Móng tay lõm hình thìa, có đốm hoặc đường màu đỏ

Móng tay lõm hình thìa được đặc trưng bởi hình dạng lõm và thường mỏng, giòn. Điều này xuất hiện khi thiếu máu do thiếu sắt, nhưng cũng có liên quan đến thiếu vitamin C.

Các đốm đỏ hoặc đường thẳng đứng màu đỏ trên móng tay cũng có thể xuất hiện khi thiếu vitamin C do các mạch máu yếu dễ dàng bị vỡ.

5. Da khô và dễ hư tổn

Làn da khỏe mạnh chứa một lượng lớn vitamin C, đặc biệt là ở lớp biểu bì hoặc lớp ngoài của da. Vitamin C giữ cho làn da khỏe mạnh bằng cách bảo vệ nó khỏi các tác hại của ánh nắng mặt trời như oxy hoá, hay các chất ô nhiễm như khói thuốc lá, hoá chất, ...

Vitamin C cũng thúc đẩy sản xuất collagen, giữ cho làn da trông căng mọng và trẻ trung.

Bổ sung vitamin C thông qua hoa quả tươi là tốt nhất.

6. Dễ xuất hiện các vết bầm tím

Dễ bị bầm tím là dấu hiệu phổ biến của tình trạng thiếu vitamin C, khiến cơ thể sản xuất ít collagen hơn và làm các mạch máu yếu.

Các vết bầm tím xuất hiện do thiếu hụt vitamin C có thể bao phủ các vùng rộng lớn trên cơ thể hoặc xuất hiện dưới dạng các chấm nhỏ màu tím dưới da.

7. Vết thương lâu lành

Thiếu vitamin C làm chậm tốc độ hình thành collagen, khiến vết thương lâu lành hơn. Nhưng điều này chỉ xuất hiện khi bệnh nhân bị thiếu hụt vitamin C trong nhiều tháng.

8. Đau hoặc sưng khớp

Vì khớp chứa nhiều mô liên kết giàu collagen, nên chúng cũng có thể bị ảnh hưởng do thiếu vitamin C. Đã có nhiều trường hợp được báo cáo là đau khớp có liên quan đến thiếu vitamin C, thường đủ nghiêm trọng khiến người bệnh phải đi khập khiễng hoặc gặp khó khăn trong đi lại.

Chảy máu trong khớp cũng có thể xảy ra ở những người thiếu hụt vitamin C, gây sưng và đau khớp.

Tuy nhiên, cả hai triệu chứng này đều có thể được điều trị bằng các chất bổ sung vitamin C và thường được giải quyết chỉ trong vòng một tuần.

9. Xương yếu

Thiếu hụt vitamin C cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của xương. Trên thực tế, tiêu thụ ít vitamin C có liên quan đến việc tăng nguy cơ gãy xương và loãng xương.

Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành xương, do đó, sự thiếu hụt có thể làm tăng tốc độ tiêu xương. Đặc biệt là xương trẻ em, có thể bị ảnh hưởng nghiên trọng nếu thiếu vitamin C, vì chúng vẫn đang tăng trưởng và phát triển.

10. Chảy máu chân răng và rụng răng

Nướu đỏ, sưng, chảy máu là một dấu hiệu phổ biến khác khi thiếu đi vitamin C. Nếu không có đủ vitamin C, mô nướu sẽ bị suy yếu, viêm các mạch máu, khiến nướu dễ chảy máu hơn. Trong giai đoạn tiến triển, nướu thậm chí có thể chuyển sang màu tím và bắt đầu thối rữa.

Cuối cùng, răng có thể rơi ra do nướu không khỏe mạnh để giữ răng và ngà răng trở nên yếu hơn, lớp răng bên trong bị vôi hóa.

11. Miễn dịch kém

Các nghiên cứu cho thấy vitamin C tích lũy bên trong các loại tế bào miễn dịch khác nhau để giúp chúng chống lại tình trạng nhiễm trùng và tiêu diệt các mầm bệnh.

Thiếu vitamin C giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng, bao gồm các bệnh nghiêm trọng như viêm phổi. Trên thực tế, nhiều người mắc bệnh scurvy - một căn bệnh xuất hiện do thiếu vitamin C, cuối cùng cũng tử vong vì nhiễm trùng do hệ thống miễn dịch hoạt động kém.

12. Thiếu máu, thiếu sắt dai dẳng

Thiếu vitamin C và thiếu sắt thường xảy ra cùng nhau. Các dấu hiệu thiếu máu do thiếu sắt bao gồm xanh xao, mệt mỏi, khó thở khi tập thể dục, da và tóc khô, đau đầu và móng tay lõm hình thìa.

Hàm lượng vitamin C thấp có thể góp phần gây thiếu máu do thiếu sắt bằng cách giảm khả năng hấp thụ sắt từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình chuyển hóa sắt.

Thiếu vitamin C cũng làm tăng nguy cơ chảy máu quá nhiều, góp phần gây nên tình trạng thiếu máu.

13. Mệt mỏi và tâm trạng kém

Hai trong số các dấu hiệu thiếu hụt vitamin C xuất hiện sớm nhất là mệt mỏi và tâm trạng kém. Những triệu chứng này thậm chí có thể xuất hiện ngay khi cơ thể không nạp đủ vitamin C ngay trong ngày.

14. Tăng cân không lí do

Vitamin C có thể giúp cơ thể chống lại béo phì bằng cách điều chỉnh tình trạng giải phóng chất béo từ các tế bào mỡ,  đồng thời giảm hormone gây căng thẳng và giảm viêm. Vậy nên tăng cân không lí do có thể là dấu hiệu thiếu vitamin C.

15. Viêm mãn tính và ứng kích oxy hóa

Vitamin C là một trong những chất chống oxy hóa tan trong nước quan trọng nhất đối với cơ thể. Nó giúp ngăn ngừa tế bào bị tổn thương bằng cách trung hòa các gốc tự do có thể gây ra ứng kích oxy hoá và viêm trong cơ thể.

Liều dùng Vitamin C theo khuyến nghị

- Trẻ em từ 0 đến 6 tháng tuổi: 40mg/ngày

- Trẻ em từ 7 đến 12 tháng tuổi: 50mg/ngày

- Trẻ em từ 1 đến 3 tuổi: 15mg/ngày

- Trẻ em từ 4 đến 8 tuổi: 25mg/ngày

- Trẻ em từ 9 đến 13 tuổi: 45mg/ngày

- Thiếu niên trung bình từ 14 đến 18 tuổi: 65mg/ngày

- Nam từ 14 đến 18 tuổi: 75mg/ngày

- Nữ giới từ 19 tuổi trở lên: 75mg/ngày

- Nam từ 19 tuổi trở lên: 90mg/ngày

- Phụ nữ mang thai: 85mg/ngày

- Phụ nữ đang cho con bú: 120mg/ngày

Tác dụng phụ của vitamin C nếu sử dụng quá liều

- Sử dụng quá nhiều vitamin C sẽ khiến cơ thể không thể hấp thụ được hết tất cả vitamin, lượng còn thừa sẽ bị hòa tan trong nước và đào thải ra khỏi cơ thể.

- Sử dụng trên 1000mg vitamin C mỗi ngày có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn, trào ngược dạ dày,...

- Sử dụng vitamin C bằng thuốc thay vì thông qua các loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận ở người, do sự rối loạn mất cân bằng giữa axit uric và gốc oxalate trong cơ thể.

- Sử dụng quá nhiều vitamin C có thể khiến làn da bị mất nước nhanh chóng do vitamin C có tính thẩm thấu mạnh, có thể gây ra tình trạng khô da do mất nước.

- Vitamin C quá nhiều trong cơ thể có thể gây ra tình trạng quá tải chất sắt do cơ thể đã phải hấp nạp quá nhiều sắt bởi vitamin C. Quá tải chất sắt có thể gây ra các vấn đề về gan, thận, thậm chí là cả hệ thần kinh trung ương.

- Với những người bị dị ứng với vitamin C có thể xuất hiện tình trạng phát ban, nổi mẩn ngứa, khó thở, thậm chí là sốt cao và không ăn uống được. Nếu gặp phải tình trạng trên, hãy lập tức đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Thực phẩm giàu vitamin C

1. Mận Kakadu (mận xanh)

Mận Kakadu là một siêu thực phẩm bản địa Úc, chứa lượng vitamin C gấp 100 lần so với quả cam. Loại quả này được cho là một trong những thực phẩm giàu vitamin C nhất, chứa tới 5.300 mg vitamin C trong 100 gram. Chỉ cần một túi mận chứa 480 mg vitamin C, nó đã chiếm 530% giá trị dinh dưỡng hàng ngày.

Không chỉ chứa nhiều vitamin C, mận Kakadu còn giàu kali, vitamin E và lutein chống oxy hóa, có lợi cho sức khỏe của mắt.

2. Quả sơ ri

Chỉ khoảng 49 gram quả sơ ri có thể cung cấp cho cơ thể 822 mg vitamin C, tương đương 913 giá trị dinh dưỡng hàng ngày.

Nghiên cứu cho thấy, chiết xuất quả sơ ri có đặc tính chống ung thư, ngăn ngừa tổn thương da khỏi tia UV, giảm tổn thương ADN do chế độ ăn uống không tốt. 

3. Quả tầm xuân (hoa hồng gai)

Quả tầm xuân là một loại quả nhỏ, mọng, ngọt, chứa nhiều vitamin C. Chỉ khoảng 6 quả tầm xuân có thể cung cấp tới 119 mg vitamin C, tương đương 132% giá trị dinh dưỡng hàng ngày.

4. Ớt

Một quả ớt xanh có chứa 109 mg vitamin C, tương đương 121% giá trị dinh dưỡng hàng ngày. Trong khi đó, một quả ớt đỏ có thể cung cấp 65 mg vitamin C, tương đương 72% giá trị dinh dưỡng hàng ngày.

5. Ổi

Quả ổi có nguồn gốc từ Mexioc và Nam Mỹ. Loại trái cây này không chỉ quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày mà còn rất giàu vitamin C. 

Một quả ổi có thể chứa 126 mg vitamin C, tương đương 140% giá trị dinh dưỡng hàng ngày. Quả ổi cũng rất giàu chất chống oxy hóa lycopene.

6. Ớt chuông (ớt ngọt)

Ớt chuông rất giàu vitamin C nhưng lượng chất thay đổi trong quá trình phát triển của quả ớt. Khoảng 75 gram ớt chuông vàng cung cấp 137 mg vitamin C, tương đương 152% giá trị dinh dưỡng hàng ngày, gấp đôi lượng tìm thấy trong quả ớt chuông xanh.

7. Lý chua đen

Khoảng 56 gram lý chua đen có thể chứa 101 mg vitamin C, tương đương 112% giá trị dinh dưỡng hàng ngày. 

8. Cỏ xạ hương

Cỏ xạ hương có lượng vitamin C nhiều gấp 3 lần so với quả cam và là một trong những loại thực phẩm có nồng độ vitamin C cao nhất trong tất cả các loại thảo mộc ẩm thực. 

Khoảng 28 gram cỏ xạ hương có thể chứa tới 45 mg vitamin C, tương đương 50% giá trị dinh dưỡng hàng ngày. Chỉ cần một muỗng canh cỏ xạ hương thêm vào mỗi bữa ăn sẽ tăng cường khả năng miễn dịch và giúp chống nhiễm trùng.

9. Rau mùi tây

Chỉ 2 muỗng canh (8 mg) rau mùi tây sẽ chứa khoảng 10 mg vitamin C, cung cấp 10% giá trị dinh dưỡng hàng ngày. Rau mùi tây cũng chứa nhiều chất sắt, giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

10. Rau chân vịt

Chỉ một bát rau chân vịt đã cung cấp 195 mg vitamin C, tương đương 217% giá trị dinh dưỡng hàng ngày. 

Việc nấu ăn ở nhiệt độ cao có thể làm giảm hàm lượng vitamin C có trong rau chân vịt nhưng một bát rau chân vịt nấu chín vẫn có thể chứa tới 117 mg vitamin C.

Bên cạnh đó, rau chân vịt còn chứa nhiều vitamin A, kali, canxi, mangan, chất xơ và folate.

11. Cải xoăn

Cải xoăn là một loại rau thuộc họ cải, chứa nhiều vitamin C và các khoáng chất thiết yếu. Một bát cải xoăn có thể chứa 80 mg vitamin C, tương đương 89% giá trị dinh dưỡng hàng ngày. Cải xoăn cũng cung cấp một lượng lớn vitamin K và carotenoids lutein và zeaxanthin.

12. Quả kiwi

Một quả kiwi cỡ trung bình có thể chứa 71 mg vitamin C, tương đương 79% giá trị dinh dưỡng hàng ngày. Quả kiwi rất giàu vitamin C, có thể giúp giảm căng thẳng oxy hóa, giảm cholesterol và cải thiện khả năng miễn dịch.

13. Súp lơ xanh (bông cải xanh)

Nửa bát súp lơ xanh nấu chín sẽ cung cấp 51 mg vitamin C, tương đương 57% giá trị dinh dưỡng hàng ngày. 

Nhiều nghiên cứu đã chi ra việc ăn nhiều các loại rau họ cải, đặc biệt là súp lơ xanh, không chỉ làm tăng hàm lượng vitamin C trong cơ thể, mà còn làm giảm căng thẳng oxy hóa, cải thiện hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và bệnh tim mạch.

14. Cải Brussels

Nửa chén cải Brussels nấu chín có thể cung cấp 49 mg vitamin C, tương đương 54% giá trị dinh dưỡng hàng ngày. Giống như hầu hết các loại rau họ cải, cải Brussels cũng chứa nhiều chất xơ, vitamin K, folate, vitamin A, mangan và kali.

Cả vitamin C và vitamin K đều quan trọng cho sức khỏe xương của bạn. Đặc biệt, vitamin C còn hỗ trợ sự hình thành collagen, là phần xơ của xương.

15. Chanh

Một quả chanh nguyên quả, bao gồm cả vỏ, sẽ cung cấp 83 mg vitamin C, tương đương 92% giá trị dinh dưỡng hàng ngày. Vitamin C có trong nước chanh cũng đóng vai trò như một chất chống oxy hóa.

16. Vải thiều

Một quả vải thiều đã chứa tới 7 mg vitamin C, tương đương 7,5% giá trị dinh dưỡng hàng ngày. Ngoài ra, vải thiều cũng chứa axit béo omega-3 và omega-6, có lợi cho não, tim và mạch máu của bạn.

17. Quả hồng

Quả hồng là loại trái cây màu cam hoặc đỏ, gần giống quả cà chua và có nhiều loại khác nhau. Một quả hồng bản địa Mỹ có chứa 16,5 mg vitamin C, tương đương 18% giá trị dinh dưỡng hàng ngày.

18. Đu đủ

Một cốc đu đủ (145 gram) có thể cung cấp 87 mg vitamin C, tương đương 97% giá trị dinh dưỡng hàng ngày. 

Trong một nghiên cứu, 20 người mắc bệnh Alzheimer nhẹ đã được cũng cấp chiết xuất đu đủ trong 6 tháng. Kết quả là tình trạng viêm được giảm và căng thẳng oxy hóa cũng giảm 40%.

19. Dâu tây

Nửa cốc dâu tây (152 gram) sẽ cung cấp khoảng 89 mg vitamin C, tương đương 99% giá trị dinh dưỡng hàng ngày.

20. Cam

Một quả cam cỡ trung bình có thể chứa 70 mg vitamin C, tương đương 78% giá trị dinh dưỡng hàng ngày. Việc bổ sung cam vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp cải thiện đáng kể hàm lượng vitamin C trong cơ thể.

Thông Tin Cần Biết

20 thực phẩm giàu vitamin C

20 thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chúng ta có thể cải thiện lượng vitamin C bằng cách bổ sung các loại thực phẩm hữu ích. Những thực phẩm giàu vitamin C vô cùng gần gũi và quen...

Dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin C

Dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin C

Thiếu vitamin C ảnh hưởng đến gần như toàn bộ cơ thể của chúng ta. Cùng tìm hiểu các tác hại khi cơ thể thiếu hụt loại vitamin này nhé!

Thuốc và Thực phẩm chức năng khác

Tin hay đừng bỏ lỡ

TIN MỚI TRONG NGÀY