Vai trò của vitamin B2 với cơ thể

Tống quát

Vitamin B2 (còn có tên là riboflavin) là một vitamin nhóm B. Là loại vitamin tan trong nước, có trong ngũ cốc, rau xanh, đậu các loại, thịt, trứng, sữa, tim, thận, gan...

Vitamin nói chung và vitamin B2 nói riêng là những chất dinh dưỡng cần thiết được cung cấp hàng ngày để cơ thể phát triển và hoạt động bình thường. Khi cơ thể thiếu vitamin B2 không chỉ mệt mỏi, giảm khả năng làm việc mà còn gây rối loạn chức năng ruột, viêm lưỡi, miệng…

Vai trò của vitamin B2

Trong cơ thể, vitamin B2 có nhiều vai trò quan trọng:

- Trực tiếp tham gia vào các phản ứng oxy hóa;

- Khống chế các phản ứng hô hấp chuyển hoá của tế bào;

- Chuyển hoá các chất: đường, đạm, béo ra năng lượng để cung cấp cho các tế bào hoạt động;

- Tác động đến việc hấp thu, tồn trữ và sử dụng sắt trong cơ thể (rất quan trọng trong việc phòng chống thiếu máu do thiếu sắt)...

Vitamin B2 có nhiều vai trò quan trọng với sức khỏe. 

Vitamin B2 thải trừ chủ yếu theo nước tiểu (làm cho nước tiểu có màu vàng) một phần nhỏ thải trừ theo phân.

Dấu hiệu thiếu vitamin B2

Ở mắt: Ngứa, rát bỏng, sợ ánh sáng, chảy nước mắt. Viêm bờ mi hoặc loét mi. Sung huyết mắt. Viêm kết mạc kết tụ quanh rìa. Viêm giác mạc chấm nông hoặc viêm kết, giác mạc bong. Dẫn đến hoại tử và loét sâu (không do vi khuẩn ),quáng gà, đục nhân mắt. Đáy mắt đôi khi có phù gai thị, chảy máu võng mạc.     

Toàn thân: Mệt mỏi, giảm khả năng làm việc. Vết thương lâu lành; thiếu máu; rối loạn chức năng ruột, ăn không tiêu; viêm ruột kết mạn tính; suy gan, viêm gan cấp; phát ban, ngứa toàn thân và bong vảy; viêm mép (nứt, loét); viêm lưỡi (có màu tím hoặc đỏ, lưỡi hình bản đồ); phù ở niêm mạc môi hoặc teo niêm mạc môi;  viêm da tăng tiết bã nhờn (ở mặt, bìu dái, âm hộ); trẻ con chậm lớn.

Mệt mỏi, giảm khả năng làm việc,... cùng nhiều dấu hiệu khác có là biểu hiện thiếu vitamin B2.

Nguyên nhân thiếu vitamin B2

- Chế độ ăn uống không đủ vitamin B2.

- Cơ thể kém hấp thu vitamin B2. 

- Lượng đạm trong thức ăn giảm (làm tăng thải trừ vitamin B2 trong cơ thể). Nghiện rượu (cản trở hấp thu vitamin B2 ở ruột). 

- Thiếu các vitamin nhóm B khác.   

- Sử dụng một số thuốc gây thiếu hụt vitamin B2 như: chlorpromazin, imipramin, amitriptylin, adriamycin, probenecid...  

- Khi cơ thể nhiễm khuẩn, sốt, tiêu chảy, bỏng, chấn thương nặng, cắt bỏ dạ dày, stress, bệnh gan, ung thư. Trẻ em có lượng bilirubin trong máu cao.

Cách bổ sung vitamin B2

Nhu cầu vitamin B2

Nhu cầu về vitamin B2 liên quan đến năng lượng được đưa vào cơ thể, nhưng nó liên quan chặt chẽ hơn tới yêu cầu chuyển hóa khi nghỉ ngơi. Bình thường khoảng 0,6mg/1.000kcal.

Như vậy thì cần 1,6mg vitamin B2 trong một ngày đối với nam và 1,2mg trong một ngày đối với nữ. Với người cao tuổi thì không ít hơn 1,2mg trong một ngày, thậm chí khi cả lượng calo đưa vào ít hơn 2.000kcal.

Cụ thể, lượng vitamin B2 cần trong một ngày có thể như sau:

- Sơ sinh đến 6 tháng tuổi: 0,4mg;

- 6 tháng-1 năm: 0,5mg;

- Từ 1-3 tuổi: 0,8mg;

- Từ 4-6 tuổi: 1,1mg;

- 7-10 tuổi: 1,2mg;

- 11-14 tuổi: 1,5mg;

- 15-18 tuổi: 1,8mg;

- 19-50 tuổi: 1,7mg

- Từ 51 tuổi trở lên nhu cầu cần trong một ngày là 1,2mg.

Tăng cường dưỡng chất bổ sung vitamin B2

Với những trường hợp bắt buộc phải bổ sung vitamin B2 (ăn kiêng, người bệnh, phụ nữ có thai, người nghiện rượu, người đang dùng các loại thuốc gây giảm hấp thu vitamin B2,  trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn...) phải theo chỉ định của bác sĩ vì nhu cầu vitamin B2 tuỳ thuộc giới tính, lứa tuổi và sức khỏe. Hơn nữa, nếu sử dụng vitamnin B2 bừa bãi và với liều cao thì nước tiểu sẽ chuyển màu vàng nhạt sẽ gây sai lệch đối với một số xét nghiệm nước tiểu trong việc chẩn đoán bệnh.

Cách đơn giản và hiệu quả nhất để bổ sung vitamin B2 là hàng ngày ăn uống với chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ. Nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin B2 như rau xanh lá, các loại đậu, gan, thận, trứng, cá…

Thực phẩm giàu vitamin B2

- Cá, thịt và gia cầm, chẳng hạn như thịt gà, thịt bò, thận và gan

- Trứng

- Sản phẩm từ sữa

- Măng tây

- Atisô

- Bơ

- Cây phúc bồn tử

- Ngũ cốc

- Tảo bẹ

- Đậu Lima, đậu xanh và đậu Hà Lan

- Mật đường

- Nấm

- Quả hạch

- Mùi tây

- Bí ngô

- Khoai lang

- Các loại rau họ cải, chẳng hạn như bông cải xanh, cải Brussels, rau bina, rau bồ công anh và cải xoong

- Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì làm giàu và cám lúa mì

Vitamin B2 tan trong nước, vì vậy khi nấu chín thức ăn có thể làm mất đi. Vitamin B2 có thể mất gấp đôi khi đun sôi hoặc hấp hoặc cho vào lò vi sóng.

Thông Tin Cần Biết

Thuốc và Thực phẩm chức năng khác

Tin hay đừng bỏ lỡ

TIN MỚI TRONG NGÀY