Dù kết quả học tập luôn thuộc tốp đầu, bố mẹ không bao giờ gây áp lực, nhưng Thùy Châm lại luôn tự tạo gánh nặng cho bản thân, để rồi phải nhập viện tâm thần.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hồng Bách hiện đang là Giám đốc Viện Tâm lý học và Truyền Thông, thuộc Hội Tâm lý học Việt Nam.
Thùy Châm (14 tuổi, ở Hà Nội) nhiều năm là học sinh xuất sắc, luôn góp mặt ở tốp 5 của lớp, nhưng với em kết quả này chưa tương xứng với tài năng của mình. Châm cho rằng, mình có một tài năng học tập bẩm sinh, nên kết quả học tập phải luôn là số một, đi thi các cấp phải đứng đầu.
Việc tự đặt áp lực cho mình, nhất là sự hoàn hảo 100% khiến Châm luôn suy nghĩ: Phải làm cách nào để bản thân là số 1? Con đường duy nhất để Châm biến điều đó thành hiện thực là học tập. Châm học ngày, học đêm kể cả khi đang nghỉ hè nên ảnh hưởng đến sinh hoạt, ăn uống nhất là ngủ không đủ giấc nên tinh thần, sức khỏe suy kiệt. Cuối cùng, cô bé đang tuổi ăn, tuổi lớn phải nhập viện tâm thần điều trị.
Chị Thúy Hồng (mẹ Thùy Châm) chia sẻ, bản thân bố mẹ rất cởi mở, không quá coi trọng kết quả học tập của con, chỉ muốn con được vui vẻ, tham gia nhiều vào các hoạt động ngoại khóa. “Dù con rất muốn giỏi một cách toàn diện, nhưng chúng tôi khuyên con hãy tham gia hoạt động nhiều hơn, các môn chỉ cần đều đều, không cần thiết môn học nào cũng phải đứng đầu”, chị Hồng tâm sự.
Áp lực học tập chính là nguyên nhân hàng đầu gây trầm cảm ở tuổi vị thành niên. Ảnh minh họa.
Theo gia đình, trước khi vào viện, Thùy Châm đã có biểu hiện rối loạn tâm thần, mỗi khi được điểm không như mong muốn, em lại tìm đến cái chết khiến gia đình bàng hoàng và bất ngờ. “Cháu đã 5 lần cố gắng tự sát, may mắn được bạn bè, gia đình ngăn cản kịp thời và đưa vào viện”, mẹ Thùy Châm kể. Sau mỗi lần như vậy, Châm giải thích cho hành động của mình rằng: “Làm như vậy sẽ không thấy xấu hổ, chấm dứt được nỗi đau trong lòng vì luôn thấy bản thân vô dụng”.
Sau một thời gian điều trị tại BV Tâm thần Mai Hương, Thùy Châm đã ổn định, vui vẻ và sẵn sàng giao tiếp với mọi người hơn. TS.BS Trần Thị Hồng Thu, phó giám đốc bệnh viện cho biết, bố mẹ nữ sinh rất cởi mở, hiện đại, không ép buộc con bất kể điều gì, vì thế sự kết hợp điều trị cũng đạt hiệu quả cao hơn.
Bác sĩ Hồng Thu cho biết, áp lực thành tích, sự kỳ vọng của bản thân quá cao là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới trầm cảm ở lứa tuổi học sinh. Đáng nói, nếu không phát hiện sớm, các em thường sẽ có ý định tự sát hoặc nhẹ hơn là tự làm đau cơ thể mình để cảm thấy thoải mái hơn.
Khi thấy trẻ sống thu mình, ngại giao tiếp nhất là sau mỗi kỳ thi thì phụ huynh cần nghĩ ngay đến các rối loạn tâm thần. Ảnh minh họa.
Do vậy, khi gia đình, nhà trường quan sát thấy trẻ mất ngủ, ít giao tiếp, buồn bã, thu mình… nhất là sau mỗi kỳ thi thì cần có biện pháp can thiệp, hỗ trợ tâm lý ngay. Cần lắng nghe và chia sẻ với các em, không nên bỏ qua những biểu hiện bất thường dù là nhỏ nhất.
Ths.BS Nguyễn Hồng Bách (Viện Tâm lý học và Truyền thông (Hội Tâm lý Việt Nam) cho biết, đa số trẻ phát hiện trầm cảm khi đã muộn, đã có hành vi tiêu cực đến cơ thể. Nguyên nhân là do khi trầm cảm, các cháu ít chia sẻ nên người xung quanh khó phát hiện. Kể cả khi phát hiện, đôi khi những người xung quanh can thiệp không đúng cách rất dễ gây tác dụng ngược, khiến tình trạng nặng nề hơn.
Theo chuyên gia, khi phát hiện một trẻ vị thành niên hay cáu gắt, ngủ thất thường, nói nhiều, làm đau cơ thể… phụ huynh thường lấy cái quyền của mình để răn đe, dọa dẫm trẻ. Điều đó sẽ giống như “giọt nước tràn ly”, khiến trẻ cảm thấy bơ vơ, mất đi điểm tựa cuối cùng và dễ có hành động dại dột.
Thay vào đó, khi phát hiện dấu hiệu như trên, phụ huynh cần đưa trẻ đến chuyên gia trị liệu tâm lý, bệnh viện tâm thần để can thiệp. Bố mẹ cũng cần bổ sung kiến thức về tâm lý, nhất là người đang có con ở tuổi vị thành niên. Việc động viên và tạo sân chơi, khuyến khích con tham gia hoạt động ngoại khóa, thể thao để giảm stress, áp lực học tập cũng là cách phòng bệnh rất hiệu quả.
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi
Tin liên quan
Chỉ sau tháng bị đau bụng nhưng chủ quan không đi khám sớm, Anh Thư phải đối diện với bệnh ung thư buồng trứng và ung thư đại tràng giai...
Việc ăn uống và sinh hoạt cân bằng trong dịp Tết Nguyên đán là rất quan trọng để vừa bảo vệ sức khỏe, vừa không bị đảo lộn nhịp sinh học của...
Sau 2 tháng đau bụng dữ dội, bé Thy được bố mẹ đưa đến bệnh viện chụp MRI mới phát hiện bất thường.
Một nữ sinh tạm trú ở Bắc Giang vừa thi tốt nghiệp THPT được xác định dương tính với bạch hầu, loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng...
Tin bài cùng chủ đề Tâm sinh lý tuổi teen
Khi các em có suy nghĩ muốn tự sát nếu không được gia đình, thầy cô kịp thời phát hiện và điều chỉnh, có thể dẫn đến những hậu quả đau lòng không thể lường trước.