Nam sinh Hải Phòng hai lần tự tử vì áp lực học tập khi bố mẹ kỳ vọng quá nhiều

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 04/04/2022 19:00 PM (GMT+7)

Khi đặt kỳ vọng quá lớn, phụ huynh thường ép con phải học thật nhiều để đạt được mục tiêu đề ra, từ đó gây áp lực khủng khiếp tới tinh thần của trẻ. 

img alt src/upload/2-2022/images/2022-04-04/dsc08239-1649063622-98-width600height400.jpg stylewidth: 600px; height: 400px; /

Thời gian gần đây, liên tiếp các sự việc đáng tiếc xảy ra với trẻ ở lứa tuổi vị thành niên. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh với các bậc phụ huynh về cách giáo dục, định hướng cũng như quan tâm, chia sẻ với trẻ ở lứa tuổi này.

TS.BS Trần Thị Hồng Thu - Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương cho biết, không phải hiện nay mà từ khá lâu, vấn đề rối loạn tâm lý, trầm cảm lo âu vẫn luôn tồn tại, nhất là với trẻ vị thành niên đang trong thời kỳ thay đổi tâm sinh lý. Tuy nhiên, đa số trẻ lại chưa được phát hiện và can thiệp sớm để điều trị kịp thời. Hầu hết, các con chỉ được can thiệp khi đã có hậu quả - đây là một điều rất đáng tiếc.

Một trong số lý do khiến trẻ bị ảnh hưởng tâm lý, lo âu, trầm cảm đến từ những áp lực học tập, sự kỳ vọng quá lớn của bố mẹ với con cái. Thực tế, bác sĩ Hồng Thu đã tiếp nhận nhiều trẻ vị thành niên đến khám và điều trị vì áp lực học tập. 

Nam sinh Hải Phòng hai lần tự tử vì áp lực học tập khi bố mẹ kỳ vọng quá nhiều - 2

Bác sĩ Hồng Thu đang tư vấn cho một nam sinh đến tái khám sau quá trình điều trị tâm thần. 

Điển hình là trường hợp nam sinh tên N.V.C (đang học tại một trường THPT ở Hải Phòng) uống thuốc trừ sâu tự tử 2 lần/tuần, may mắn đều được phát hiện và xử lý kịp thời nên không nguy hiểm đến tính mạng. 

Dù vậy, bố mẹ vẫn nghĩ con bồng bột trong chốc lát ở tuổi dậy thì nên không đưa đi khám. Sau sự việc, hằng ngày, họ vẫn đặt ra các yêu cầu khắt khe cho con trong việc học ở lớp cũng như học thêm bên ngoài để đủ điều kiện đi du học nước ngoài sau khi tốt nghiệp. Chỉ đến khi người thân khuyên nhủ quá nhiều, bố mẹ mới chấp nhận đưa con đi khám.

Tại bệnh viện, bác sĩ Thu vô cùng bất ngờ khi C chia sẻ rằng: “Mỗi ngày đi học với con như một cực hình, nhưng bố mẹ bắt học, bản thân con không dám cãi lời”. Đáng chú ý, những bất thường của C không phải mới xuất hiện mà đã âm ỉ từ trước đó 2 năm và nam sinh này từng thể hiện bằng một số hành động chống đối cũng như lảng tránh ăn cơm cùng bố mẹ (lấy lý do bận học)…

“Nam sinh chia sẻ khiến tôi rất đau lòng, đó là bản thân C biết mình có vấn đề về tâm lý và tìm hiểu trên mạng để tìm cách tự “giải thoát” cho mình. Còn bố mẹ dù biết con có thay đổi về tâm lý, nhưng lại nghĩ đó là sự ẩm ương của tuổi mới lớn nên mặc kệ. Theo họ nhiệm vụ quan trọng nhất của con là đạt điểm số tốt, học tập ổn là được”, bác sĩ Thu chia sẻ.

Sau khi thăm khám, nam sinh được chẩn đoán bị trầm cảm, bác sĩ Thu đã tiếp nhận và trực tiếp điều trị cho C, ngoài ra cũng gặp bố mẹ em để tư vấn về cách quan tâm tới tâm lý con nhiều hơn, giảm áp lực học tập, tăng cường cho con hoạt động ngoại khóa… “Sau một thời gian điều trị, nam sinh đã ổn hơn và không còn có ý định tự sát như trước”, bác sĩ Thu chia sẻ.

Không chỉ có trường hợp trên, thực tế nhiều sự việc đau lòng đã xảy ra khi trẻ không đạt được kết quả học tập như bố mẹ kỳ vọng. Do vậy, phụ huynh cần quan sát, chia sẻ với con, biết sở thích, nguyện vọng của con để hướng con đi đúng hướng, đúng đam mê của mình. Tuyệt đối không ép trẻ phải học quá nhiều (nếu trẻ không thích), đừng so sánh trẻ phải như bạn này, bạn kia và hãy từ bỏ tư tưởng áp đặt con phải theo điều bố mẹ mong muốn.

Việc phát hiện và đưa đi khám tâm thần kịp thời rất quan trọng trong việc điều trị và phục hồi sau đó.

Việc phát hiện và đưa đi khám tâm thần kịp thời rất quan trọng trong việc điều trị và phục hồi sau đó.

Bác sĩ Thu cũng khuyến cáo, bố mẹ cần trang bị kiến thức cho mình để có thể nhận biết, phát hiện những bất thường tâm lý, rối loạn lo âu và đưa con đi khám kịp thời, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Cụ thể, nếu trẻ có một số triệu chứng dưới đây, bác sĩ Hồng Thu khuyên phụ huynh hãy đưa đi khám chuyên khoa tâm thần, tâm lý để được phát hiện sớm và điều trị kịp thời: 

- Rối loạn giấc ngủ: Mất ngủ là triệu chứng gặp phổ biến chiếm tới 80% khi trẻ có rối loạn trầm cảm. Khi trẻ thường xuyên mất ngủ là có vấn đề vì đang ở "tuổi ăn tuổi ngủ", hầu như rất ít trẻ mất ngủ. Tuy nhiên có những trường hợp lại ngủ nhiều hơn bình thường.

- Ngại giao tiếp, trẻ sẽ thu mình lại, ít tham gia vào các hoạt động trong gia đình. Một số trẻ có thể trên lớp bình thường nhưng về nhà thì lại cáu gắt, hay cãi bố mẹ.

- Mệt mỏi, chán ăn, sút cân. Có trường hợp trẻ không sút cân nhưng cảm thấy ăn uống không ngon miệng, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.

- Trẻ cảm thấy buồn chán, mất phương hướng.

- Trẻ học hành khó tập trung, kết quả học tập sút kém…

- Một số trẻ có chứng rối loạn dạ dày ruột, một số trẻ sẽ có triệu chứng cơ thể như đau lưng, đau vai gáy…

- Khi rối loạn trầm cảm ở mức độ nặng, trẻ sẽ có những suy nghĩ bất mãn, tiêu cực, tự trách bản thân và thường có ý định tự sát…

Vì sao trẻ teen tự tử? 7 dấu hiệu cảnh báo nguy cơ, có điều ít người lớn nhận ra
Không bố mẹ nào muốn nghĩ đến tình huống con cái mình muốn kết thúc cuộc sống ở những năm tháng tuổi học trò hồn nhiên và tươi đẹp. Nhưng để ngăn chặn sự việc đau lòng này, phụ huynh càng cần hiểu rõ những nguyên nhân và dấu hiệu cảnh báo tình huống này c

Bệnh lý trầm cảm

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh trầm cảm